Không có công thức chung, bánh mì ở Sài Gòn tùy thành phần nhân kẹp bên trong mà có tên gọi khác nhau, nhưng là món ăn quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của nhiều người.

Bánh mì Sài Gòn được cải biên từ bánh mì Baguette do người Pháp đem vào Việt Nam. Người Sài Gòn đã chế biến Baguette lại thành bánh mì đặc trưng của mình, với giá bình dân. Ở Sài Gòn, đàn ông, phụ nữ, người già, người trẻ đều có thể tham gia bán bánh mì.

{keywords}

Bánh mì Sài Gòn đã trở thành thực đơn hằng ngày của người dân, đặt biệt với những người lao động có thu nhập thấp, ổ bánh mì là phần ăn sáng không thể thiếu. Trong ảnh, một lò bánh mì trên đường Gia Hào, quận 8, hàng nghìn ổ bánh mì ra lò liên tiếp đưa đi tiêu thụ, trung bình mỗi ngày lò bán trên 2.000 ổ.

{keywords}

Ở Sài Gòn, bánh mì được bán khắp các tuyến đường từ nơi phồn hoa đến xóm lao động nghèo, và ngày càng được biến tấu thành nhiều loại, như bánh mì thịt nướng, xíu mại, phá lấu, chả cá…

{keywords}

Bánh mì mới ra lò phải được để trong những chiếc giỏ cần xé như thế này mới đảm bảo giòn, ngon.

{keywords}

Khi giao bánh cho các điểm bán lẻ, bánh mì cũng phải được đựng trong những chiếc cần xé và phủ lên một chiếc khăn để giữ ấm, đồng thời tránh bụi trên đường vận chuyển.

{keywords}

Anh Thi đã sống bằng nghề bán bánh mì thịt nướng ở Sài Gòn 10 năm nay. Hằng ngày anh cùng chiếc xe bánh mì rong rủi trên nhiều tuyến đường trung tâm quận 1, những xiên thịt nướng tự tay anh chế biến theo công thức riêng thu hút khá đông khách "ruột".

{keywords}

Chỉ với 8.000 - 10.000 đồng/ổ bánh mì thịt nướng, mỗi ngày anh bán từ 100 - 200 ổ, thu nhập một tháng sau khi trừ chi phí có khi lên đến 30 triệu đồng.

{keywords}

Những xiên que thịt nướng được chế biến theo công thức riêng nên mỗi xe bánh mì cũng có mùi vị đặt trưng riêng. Thịt có vị ngọt của đường, thơm mùi sả và được cân bằng nhờ vào món đồ chua. Nhưng cái độc đáo nhất của xe bánh mì này lại nằm ở thứ nước tương chan đặc biệt làm cho tất cả các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

{keywords}

Đẩy xe đi bán hàng rong, nhưng bánh mì thịt nướng luôn hút khách, nhất là dân thu nhập có thu nhập thấp.

{keywords}

Nằm trên đường Xóm Chiếu quận 4 là khu bánh mì chả cá. Những ổ bánh mì giòn kẹp chả cá vừa chiên xong, thêm vào một chút hành ngò, dưa chua, tương ớt và không thế thiếu rau răm thơm lừng. Có hai mức giá cho người mua lựa chọn, ổ nhỏ 10.000 đồng, ổ lớn có giá 15.000 đồng.

{keywords}

Chả cá được chiên tại chổ, những ổ bánh mì giòn kẹp chả cá nóng hổi "vừa thổi vừa ăn" giá 10.000 đồng khiến sinh viên, học sinh mê mẩn.

{keywords}

Chả cá cắt miếng vừa mỏng kẹp vào ổ bánh mì, thêm đồ chua, rau răm, nước sốt. Nhiều người bán còn cẩn thận cân chả cá trước khi cho vào bánh mì.

{keywords}

Đêm về, những xe bánh mì lại đổ ra khắp các tuyến đường Sài Gòn.

{keywords}

Người bán bánh mì tất bật phục vụ khách.

{keywords}

Một loại bánh mì bình dân không thể bỏ qua tại Sài Gòn là bánh mì phá lấu, cũng có giá 10.000 đồng/ổ. Bánh mì phá lấu là nét riêng của người Sài Gòn, ổ bánh mì có vị ngọt dịu của nước chấm đi kèm, cái dai dai, giòn giòn của tai heo, một chút béo của những miếng lòng… kẹp chung với hành, dưa leo và vị cay nồng của ớt. Nhiều người bán loại bánh mì này tự hào, hương vị này duy chỉ ở Sài Gòn mới có.

{keywords}

Những ổ bánh mì tuy rẻ tiền nhưng được bao bọc cẩn thận, có tiệm còn ghi cả thông tin liên hệ.

{keywords}

Một ổ bánh mì phá lấu thơm ngon, hấp dẫn có giá 10.000 đồng.

Theo Zing