Cùng với sự phát triển của đất nước, các phương tiện truyền thông đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc chia sẻ kiến thức, thúc đẩy quyền con người. Và trở thành diễn đàn quan trọng để nhân dân phản ánh tiếng nói của mình, tham gia phát hiện những mặt tiêu cực của xã hội và đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

Người dân Việt Nam ngày càng tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại. Theo thống kê của “wearesocial.net”, người Việt Nam sử dụng Internet cũng đứng thứ 9 về số thời gian trung bình dành cho mạng xã hội là 3,1giờ mỗi ngày; đứng thứ 22 trên thế giới tính theo dân số về số người sử dụng mạng xã hội là 31%.

{keywords}
Từ 258 tờ báo và tạp chí vào năm 1990, hiện nay cả nước đã có hơn 700 cơ quan báo in, với 850 ấn phẩm, 68 đài phát thanh, 1 hãng thông tấn, 80 báo điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản và 15.000 nhà báo được cấp thẻ.

Bên cạnh báo nói, báo in, báo hình còn có báo điện tử. Các loại hình báo chí phát triển, các ban, ngành, cơ quan, tổ chức đều có trang thông tin điện tử của mình.

Từ 258 tờ báo và tạp chí vào năm 1990, hiện nay cả nước đã có hơn 700 cơ quan báo in, với 850 ấn phẩm, 68 đài phát thanh, 1 hãng thông tấn, 80 báo điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản và 15.000 nhà báo được cấp thẻ. Việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, lưu trữ, truyền dẫn thông tin, xử lý, khai thác thông tin cung cấp cho người dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội một cách thuận tiện, nhanh chóng, ít tốn kém hơn các hình thức tuyên truyền truyền thống khác, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Để tuyên truyền, giáo dục, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần triệt để khai thác, sử dụng các tiện ích của mạng internet và các phương tiện truyền thông đại chúng. Và việc truyền thông, giáo dục về quyền con người cần tiến hành thường xuyên, liên tục, chủ động và toàn diện, mang tính thuyết phục qua những câu chuyện thực tế.

Một nghiên cứu công phu cấp bộ qua đề tài, "Tăng cường vai trò của thiết chế truyền thông trong bảo vệ quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, chỉ khi nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và người dân hiểu được những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền con người thì họ sẽ tự biết cách chọn lọc thông tin trên các trang mạng xã hội.

Do vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về quyền con người sẽ đem lại hiệu quả tích cực, dễ thực hiện hơn việc ngăn cản và kiểm soát các thông tin trên mạng xã hội ở thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.

Làm được điều này, mọi tầng lớp nhân dân hiểu được chính sách của Đảng và Nhà nước, các thế lực thù địch không có cơ hội tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để gây chia rẽ, mất đoàn kết, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

{keywords}
Để đạt hiệu quả cao, công tác tuyên truyền phải có sự đổi mới thực sự cả về nội dung, cách thức theo hướng chủ động kịp thời hơn, nhạy bén, sâu sắc hơn, toàn diện, hiệu quả hơn. Ảnh minh họa.

Nghiên cứu này cũng đề xuất, các cơ quan truyền thông cũng cần nâng cao uy tín, độ tin cậy của nhân dân đối với người dân, để họ tin tưởng vào cơ quan thông tin. Để làm được điều đó, phải đổi mới cách thức tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin về quyền con người, nâng cao trình độ của người làm công tác tuyên truyền, người làm công tác thông tin tuyên truyền phải am hiểu chuyên sâu về vấn đề quyền con người, am hiểu pháp luật, từ đó đưa ra những thông tin chính xác cho nhân dân, định hướng đúng trong dư luận xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân vào các cơ quan truyền thông chính thống. Truyền thông về quyền con người cần phải khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc của họ, để họ hiểu được những quyền cơ bản của mình và lựa chọn cơ chế bảo vệ phù hợp.

Và, để đạt hiệu quả cao, công tác tuyên truyền phải có sự đổi mới thực sự cả về nội dung, cách thức theo hướng chủ động kịp thời hơn, nhạy bén, sâu sắc hơn, toàn diện, hiệu quả hơn. Về nội dung thông tin, tuyên truyền cần phải phù hợp, thiết thực với từng đối tượng, như: Các công ước quốc tế về quyền con người; những quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các quy định về quyền con người, quyền công dân trong các đạo luật có liên quan; quyền của người cao tuổi, quyền của phụ nữ, quyền của trẻ em; các quyền khác có liên quan…; làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân…

Bên cạnh đó, hình thức thông tin, tuyên truyền, cần đa dạng hóa các loại hình trong từng nội dung, từng thời điểm cần phải lựa chọn hình thức phù hợp, hiệu quả. Các cơ quan truyền thông cần nêu cao vai trò, trách nhiệm, tích cực, chủ động trong phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức có hiệu quả các loại hình thông tin, tuyên truyền.

Hải Văn