Trái đất chỉ có sẵn 3% và 2/3 lượng nước ngọt nằm sâu dưới các tảng băng và sông băng không thể tiếp cận được, duy chỉ còn mưa là khả thi cho loài người để có được nước ngọt, trong đó tiêu thụ cho nông nghiệp ngót 70%. Với khả năng ít tỏi này, đương nhiên là trái đất đang thiếu nước ngọt trầm trọng, nhất là khi dân số thế giới tăng nhanh.

Đánh giá của Viện Quản lý nước ngọt quốc tế ở Srilanka hiện có 1/5 (tức là hơn 1,2 tỷ người sống trong khu vực khan hiếm nước ngọt, còn lại 1/6 tỷ người đang sống nhờ “nước kinh tế” tức là nước ô nhiễm hay bẩn nằm trong vùng ít ỏi đầu tư để trở thành nước sạch, phục vụ cộng đồng.

Biết đâu cuộc “chiến tranh nước” sẽ xảy ra trong một vài thế kỷ nữa, từ các nước Á- rập hay Châu Phi (các nước thiếu nước ngọt) nếu tình trạng nước ngọt không được cải thiện tốt hơn.

Việt Nam là quốc gia thuần tuý nông nghiệp đi lên và phát triển thành nước công nghiệp thông qua nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế không lâu. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Lúa, gạo và thuỷ sản vẫn phải xuất đa phần dưới dạng thô nên cơ cấu lại nền nông nghiệp và sản xuất nông thôn là điều cần thiết cho đến cuối thế kỷ 21 này. Bảo vệ và giữ gìn tài nguyên nước là nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế quốc gia trong chống lại vấn nạn BĐKH.

{keywords}
Bảo vệ và giữ gìn tài nguyên nước là nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế quốc gia trong chống lại vấn nạn BĐKH.

Tài nguyên nước (TNN) bao gồm: nước bề mặt (sông ngòi, kinh rạch, ao hồ, đầm phá, các đập nước thuỷ lợi, thuỷ điện…) và các nguồn, tầng nước ngầm dưới lòng đất được tích luỹ lâu đời ở các vùng trung du, miền núi cao, băng hà…

Theo Quỹ Bảo tồn thiên nhiên (WWF) thì tình trạng cấp nước ở 200 quốc gia đã có 50 nước đang phải ở tình hình thiếu nước từ trung bình đến mức trầm trọng trong suốt năm. Nước ngọt chỉ đảm bảo 30% – 35% /năm. Ở Việt Nam, dự báo đến năm 2030 sẽ cần 87-91 tỷ m2/năm tổng tài  nguyên nước hoặc 29% tài nguyên nước nội địa (Hội thảo ngày 28/7/2011 tại Đại học Cần Thơ)

Việt Nam có khoảng 208 con sông lớn nhỏ, trong đó có 126 con sông có nguồn từ nước ngoài chảy vào nội địa, 76 con sông từ trong nước chảy qua nước khác và 4 con sông chảy vào nhưng sau đó lại chảy ra.

Các hệ thống sông lớn như Mêkông, sông Hồng, sông Đáy, sông Bằng Giang, sông Kỳ cùng sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai có tổng lượng dòng chảy trên 60% từ các nước láng giềng. Đặc biệt hệ thống sông Mêkông ảnh hưởng toàn bộ đến khu vực hạ lưu (ĐBSCL). 

Số liệu từ Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, biến đổi khí hậu, thiên tai tại Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn. Chỉ tính riêng trong mùa khô năm 2019-2020, trên 160 công trình cấp nước tập trung bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn khiến khoảng 430.000 người dân trong vùng gặp khó khăn về nước sinh hoạt.

Trong bối cảnh đó, quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước là một trong những vấn đề quan trọng, góp phần phát triển bền vững cho toàn vùng.

 

Hồng Khanh