Sáng 10/11, bác sĩ Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai thông tin về việc tiếp nhận trường hợp trẻ (10 tuổi, Hà Nội) tử vong trong nhà tắm của gia đình. 

Theo người nhà bệnh nhi chia sẻ, vụ việc xảy ra vào chiều ngày 27/10, bố mẹ đi làm vì vậy trẻ ở nhà một mình. Chiều cùng ngày, người thân trở về nhà và phát hiện con nằm bất động trên nền nhà tắm, tay cầm vòi hoa sen còn mở. 

Lúc này, trẻ tím tái toàn thân, ngừng thở, ngừng tim, gọi hỏi không đáp ứng, người nhà tiến hành ép tim nhưng không đáp ứng.

Trước đó, gia đình bệnh nhi cho biết, người nhà sờ vào vòi hoa sen trong nhà tắm đã có cảm giác tê tê ở tay và nghi điện hở tuy nhiên chưa kịp sửa thì xảy ra sự việc đáng tiếc trên.

Trẻ được quấn khăn quanh người và đưa vào Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Bác sĩ Trung tâm Nhi khoa thông tin, trẻ vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng thở trong thời gian dài, tím tái toàn thân, SpO2 không thể đo, không thể bắt mạch, đồng tử 2 bên giãn. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn nhưng không hiệu quả. 

Tai nạn đau lòng này một lần nữa cảnh báo nguy cơ khi sử dụng thiết bị điện trong phòng tắm. Hiện nay, các tỉnh miền Bắc đang bước vào mùa đông với các đợt không khí lạnh tăng cường. Vì vậy nhu cầu sử dụng các thiết bị làm ấm, thiết bị sưởi, đun nước, bình nóng lạnh cũng tăng cao.

Người tiêu dùng cần tuân thủ các quy định để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Theo bác sĩ Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, để an toàn, người dân nên tắt các thiết bị nóng lạnh trước khi tắm. Thường xuyên kiểm tra sự an toàn của thiết bị này. Trường hợp phát hiện thiết bị bị rò điện cần xử lý sớm tránh trường hợp đáng tiếc. 

Với trẻ khi tắm, sử dụng các thiết bị điện cần có người lớn ở nhà đề phòng các trường hợp nguy hiểm trẻ không thể tự xử lý.

Với tình huống gặp nạn nhân bị điện giật, người cấp cứu phải có phương án ngay lập tức ngắt nguồn điện. Với người có chuyên môn, nếu được đào tạo ép tim có thể tiến hành ép tim cho nạn nhân. Theo bác sĩ, chúng ta cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

Vì sao bệnh nhân Whitmore có tỷ lệ tử vong cao?

Vì sao bệnh nhân Whitmore có tỷ lệ tử vong cao?

Nhiều bệnh nhân Whitmore được điều trị theo các chẩn đoán khác nhau trước khi phát hiện mắc loại vi khuẩn "ăn thịt người". Ngay cả khi chẩn đoán đúng, nhiều bệnh nhân bỏ cuộc vì điều trị rất lâu, tốn kém.