Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề, nhiều người lao động bị mất đi nguồn thu nhập, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn lâm vào cảnh kiệt quệ.

Đặc biệt, đối với những gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo, cần điều trị lâu dài và tốn kém, khó khăn càng thêm chồng chất. Họ không những không xoay sở được kinh phí chữa bệnh mà còn không kịp tiếp nhận điều trị kịp thời, dẫn đến bệnh tình trở nặng.

{keywords}
Gia đình Mai Tùng Anh đang gặp khó khăn trong do dịch bệnh

Cậu bé Mai Tùng Anh (11 tuổi, quê Sơn La) mắc bệnh ung thư phần mềm. Đúng thời điểm căn bệnh trở nặng, Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) bị phong toả do có ca nhiễm virus SARS-CoV-2,  việc điều trị cho các bệnh nhân ung thư trở nên hết sức hạn chế vì ưu tiên đảm bảo cách ly và phòng chống dịch.

Sau khi Bệnh viện K Tân Triều dỡ bỏ lệnh phong toả, con phải chuyển về bệnh viện tuyến tỉnh nhằm đảm bảo giãn cách. Trong khi đó, điều kiện chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh còn chưa đầy đủ. Gia đình Tùng Anh phải vay mượn khắp nơi số tiền 50 triệu đồng để mua hoá chất gửi từ Hà Nội lên Sơn La.

Dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến quá trình chữa ung thư của Đào Thị Thanh Hà (12 tuổi, quê Quảng Ninh). Cô bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh và u nguyên bào thần kinh. Được nghỉ truyền hoá chất, Hà về quê nghỉ ngơi, không ngờ đúng thời điểm Bệnh viện K phong toả, cả gia đình phải cách ly tại địa phương.

{keywords}
Thanh Hà mắc bệnh hiểm nghèo nhưng chỉ có thể điều trị bằng thuốc tại nhà

Điều này dẫn đến nguồn thu nhập trong nhà mất đi hoàn toàn khi cha mẹ con không thể đi làm. Nghiêm trọng hơn, hai căn bệnh hiểm nghèo đang tàn phá cơ thể, sức khoẻ của đứa trẻ non nớt. Đến lúc Thanh Hà có thể đi bệnh viện thì TP Hà Nội giãn cách xã hội, hạn chế nhận bệnh nhân, tính mạng cô bé có nguy cơ bị đe doạ.

Nhưng trường hợp của Tùng Anh hay Thanh Hà vẫn chưa bi thảm bằng bé Vũ Đình Dương (2 tuổi, quê Bắc Giang). Trải qua 4 lần phẫu thuật chỉ trong 3 tháng, nguyên nhân bởi u não, tình trạng của Dương trở nên nghiêm trọng đúng thời điểm Hà Nội đang giãn cách xã hội. Do không được kịp thời điều trị, con đã không thể giữ được mạng sống mong manh. Ngày bệnh viện trả về, bố mẹ con vét sạch túi cũng không đủ tiền thuê nổi một chiếc xe cấp cứu về quê.

"Xe khách không chạy nữa. Chủ trọ cũng ái ngại vì thấy con sắp không qua khỏi, sợ con chết trong nhà trọ. Đến khi con về bệnh viện tỉnh được khoảng hơn 1 ngày thì qua đời", bố của Dương nói trong nước mắt.

Cần thêm những sự chung tay từ cả cộng đồng

Tình hình dịch bệnh Covid-19 còn rất phức tạp, điều kiện đi lại hạn chế. Chưa kể hầu hết các bệnh viện phải nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo giãn cách xã hội, các bệnh nhân sẽ khó lòng được theo dõi, điều trị dài hạn trong khi đặc thù bệnh hiểm nghèo cần theo dõi kịp thời, chính xác.

Việc đẩy mạnh điều trị ngoại trú còn khiến gia đình các bệnh nhân hết sức chật vật do chi phí sinh hoạt, thuê nhà trọ trong đợt dịch này. Trung bình mỗi ngày, họ phải trả 120.000 đồng tiền thuê nhà, chưa kể ăn uống. Hiện các quán cơm, cửa hàng đều đã đóng, cuộc sống mỗi ngày đều cần đến sự trợ giúp của cộng đồng.

{keywords}
Rất nhiều các bệnh nhân đang gặp khó khăn cần giúp đỡ trong mùa dịch bệnh

Đa số các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đều có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu làm ruộng, lao động tự do, lao động thu nhập thấp. Tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm đắt đỏ tạo ra gánh nặng rất lớn cho gia đình. Dịch Covid-19 vẫn kéo dài, không làm ra tiền, cũng không thể vay mượn, nhiều người đã chấp nhận từ bỏ cuộc sống của mình. Họ mất vì bệnh tật, nhưng cũng một phần do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 

Mong muốn được chung tay cùng cả nước chiến đấu với đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình “Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet”.

Chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho người nghèo, lao động tự do, người thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm tình thương…, những nơi chưa tiếp cận được gói cứu trợ.

Bên cạnh đó, chương trình cũng hướng tới hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các bệnh viện, các trung tâm cách ly, trung tâm y tế, lực lượng y, bác sĩ. Đồng thời cũng chung tay góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm để người dân nghèo an tâm thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo trang thiết bị y tế cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch, đồng lòng cùng chống dịch Covid-19.

Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện uy tín để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. 

Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:

Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: banbandoc@vietnamnet.vn để đăng ký. 

Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.

Với vai trò là cầu nối, Báo VietNamNet rất mong Quý bạn đọc hảo tâm, các Doanh nghiệp, Tổ chức sẽ cùng đồng hành với chương trình và san sẻ tình thương với đồng bào.

Phạm Bắc 

Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo
VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148 - Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK: 114000161718 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM.
Nhiều bạn đọc quan tâm, ủng hộ chương trình "Tiếp sức đẩy lùi đại dịch" cùng VietNamNet

Nhiều bạn đọc quan tâm, ủng hộ chương trình "Tiếp sức đẩy lùi đại dịch" cùng VietNamNet

Bạn đọc cũng ủng hộ qua tài khoản của báo là điều vô cùng trân quý giữa thời điểm tất cả mọi người đều gặp những khó khăn riêng khi xảy ra dịch bệnh, nhưng tấm lòng hướng về đồng bào, san sẻ yêu thương vẫn luôn đong đầy.