- Các bậc phụ huynh thường đau đầu trong cách dạy con, nhất là dạy con kỹ năng sống từ lúc chúng còn nhỏ trong khi con trẻ lại không phải luôn luôn nghe theo lời dạy của cha mẹ.

Làm cách nào để trẻ luôn nghe lời, cùng tìm hiểu những bí quyết đưa ra dựa trên nghiên cứu của các nhà tâm lý học hành vi dưới đây.

Đề nghị con một cách lịch sự đúng những gì bạn muốn

Khi muốn yêu cầu con làm điều gì, cha mẹ nên tránh khiến trẻ bị lẫn lộn bằng những yêu cầu đơn giản với những lời nói cục mịch. Thay vì liệt kê 3 hoặc 4 điều cần làm, hãy đưa ra một yêu cầu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề một cách lịch sự, đó cũng là cách bạn trao quyền cho con hành động và để con chủ động tư duy cách làm. Ví dụ: Bạn muốn con dọn dẹp khu đồ chơi cho sạch, đề nghị rằng “muộn rồi, con hãy cất gọn đồ chơi của mình để ngày mai chơi tiếp nhé!” thay vì nói “cất ô tô lên kệ đi, cho quả bóng vào giỏ đi, đừng có bày bừa nữa”. Khi đó trẻ biết trẻ được tôn trọng, sẽ cảm thấy được ủng hộ, không xuất hiện cảm giác chống đối và sẽ tìm hiểu làm sao cho gọn gàng. Nếu trẻ lúng túng, cha mẹ nên hướng dẫn con và khuyến khích con. Khi con đã làm tốt việc đó, đừng quên khen ngợi.

{keywords}

Dùng ngôn ngữ cơ thể

Dù là giọng nói hay đến mấy nhưng khi nói nhiều, người nghe cũng sẽ cảm thấy khó chịu. Trẻ con cũng vậy, nhất là khi cha mẹ buộc phải nói những điều lặp đi lặp lại nhiều lần. Dùng ngôn ngữ cơ thể là một cách giao tiếp hiệu quả thay vì phải nói nhiều. Đây cũng là một kỹ năng sống sẽ phát huy hiệu quả tốt trong giao tiếp để thành công.

Giao tiếp bằng ánh mắt: Khi nói với con, hãy nhìn thẳng vào mắt trẻ. Nếu bạn nói với bé mà mắt không nhìn vào chúng, trẻ sẽ coi như không phải bạn đang nói với chúng, hoặc cũng sẽ từ tai nọ lăn sang tai kia và quên luôn bạn đang nói gì.

Giao tiếp bằng cử chỉ: Một cái gật đầu kèm theo dấu chỉ tay “tốt” sẽ làm bé bớt nhàm chán thay vì luôn nói “được rồi”. Hoặc một cái choàng tay, vỗ vai động viên hay bắt tay sẽ làm cho trẻ cảm thấy mình được trưởng thành, trẻ rất thích học theo và làm như người lớn, nếu cha mẹ biết tận dụng đặc điểm này, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ rất hiệu quả trong việc làm cho trẻ nghe lời.

Luôn mỉm cưởi: Bất cứ khi nào bạn nhìn vào gương, bạn có để ý rằng khi cười nhìn mình sẽ đẹp hơn. Khi giao tiếp với bất kỳ ai, kể cả với con mình, hãy luôn mỉm cười khi có thể. Như vậy là bạn đã truyền một năng lượng tích cực đến trẻ và nguồn năng lượng đó kết nối được bạn và trẻ, khiến trẻ nghe lời một cách vui vẻ.

Trên đây là hai trong số những bí quyết hay và đơn giản để dạy con nghe lời, cũng là những bí quyết để cha mẹ rèn luyện và giáo dục kỹ năng sống cho con. Nhưng để thực hiện nó lại cần sự kiên trì và tinh thần cầu thị rất lớn. Trước khi đến với phần 2, các bố mẹ hãy thử luyện tập với con mình hai bí quyết thú vị trên nhé!

Ngọc Lan (tổng hợp)

Học kỹ năng sống: Trăm sự nhờ…trường học?

Học kỹ năng sống: Trăm sự nhờ…trường học?

Chuyện dạy kĩ năng sống (KNS) đã được những nhà giáo dục VN nói đến rất nhiều từ hơn 10 năm trước, nhưng đến nay vẫn khó triển khai ở nhiều trường học.

10 kỹ năng sống cha mẹ nào cũng phải dạy con

10 kỹ năng sống cha mẹ nào cũng phải dạy con

Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ xử lý vấn đề tốt hơn trong cuộc sống và trở thành một công dân có trách nhiệm, biết tôn trọng trong xã hội.

Kỹ năng sống sót trong tai nạn giao thông

Kỹ năng sống sót trong tai nạn giao thông

Các vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra liên tiếp gần đây cho thấy, du khách chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng thoát hiểm khi sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy.