- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ luôn biết nghe lời cha mẹ là điều đáng lưu tâm. Cùng tiếp tục xem những bí quyết tiếp theo để trẻ luôn nghe lời trong bài dưới đây.
Trao lòng tin cho trẻ
Đặt địa vị là bạn, chắc hẳn bạn cũng rất thích giao tiếp và làm việc với những người tin tưởng bạn và có động lực làm việc khi họ tin tưởng khả năng của bạn. Là trẻ, điều đó càng đúng khi mà cảm xúc của chúng chi phối phần lớn thái độ hành động của chúng. Nếu bạn tin tưởng trẻ làm việc gì đó, hãy để tự con làm, nếu như thất bại trẻ sẽ học được qua hành động đó, nếu bạn không để cho con làm con dù thích dù muốn khi bị hạn chế khả năng sẽ thất vọng và phản kháng.
Là cha mẹ, nên tạo cho con cảm giác bé sẽ luôn nghe lời bạn. Trẻ biết mọi thứ đều trở nên dễ dàng và tốt hơn khi cha mẹ tin tưởng chúng. Các phụ huynh có thể biến thực tế cuộc sống thành một công cụ nuôi dạy con đơn giản chỉ bằng cách nói rằng bạn tin tưởng con sẽ làm những gì bạn yêu cầu.
Điều này tạo ra động lực lớn bởi vì nó không còn chỉ là “đi đổ rác”, “làm bài tập ở nhà”, “đánh răng”, hoặc “dọn phòng”... mà đó chính là bố, mẹ tin tưởng con làm tốt những vấn đề đó. Nếu bố mẹ nói “Nhớ làm bài tập về nhà đấy”, thì nếu con không làm, họ đơn giản chỉ là không thực hiện một công việc bình thường nào đó. Nhưng nếu bố mẹ nói “Nhớ làm bài tập về nhà, bố mẹ tin rằng con không quên và sẽ làm tốt bài tập”, thì khi trẻ không hoàn thành tức là đã phá vỡ lòng tin của bố mẹ.
Vài lần như vậy, con sẽ biết phải đầu tư nhiều hơn để duy trì sự tin tưởng của bố mẹ. Vì vậy, hãy truyền đạt rằng bạn tin tưởng con để bé biết lựa chọn một cách khôn ngoan và biết làm gì để tiếp tục được tin tưởng. Đó cũng chính là cách cha mẹ đang giáo dục kỹ năng sống cho con, kỹ năng có được niềm tin từ người khác và kỹ năng trao niềm tin. Điều này đặc biệt quan trọng trong giao tiếp, học tập và làm việc, sẽ phát huy hiệu quả tích cực trong quá trình bé lớn lên.
Luôn nói nhẹ nhàng
Theo những nghiên cứu khoa học, nếu trong một môi trường có âm thanh ồn ào, người ta sẽ tự động không tập trung nghe để bảo vệ tai của họ. Phản ứng này thậm chí còn mạnh hơn nếu như tiếng ồn lớn được coi là khó chịu (chẳng hạn như cha mẹ quát tháo, la hét, mắng mỏ...). Nhưng khi một thông điệp được trình bày một cách nhẹ nhàng, mọi người (kể cả trẻ em) sẽ tập trung để lắng nghe. Bạn hãy tưởng tượng tại sao người ta thích nghe nhạc, thích nghe ca sĩ hát hay tiếng chim hót vào mỗi buổi sáng. Bởi đó là âm thanh nhẹ nhàng, kích thích thính giác, âm thanh hay mà người ta dễ cảm thụ. Vậy thì giọng nói của cha mẹ khi nhẹ nhàng cũng giống như vậy, trẻ sẽ thẩm thấu một cách tự nhiên và tích cực. Khi đó sự chú ý cũng lên đến cao độ, đôi mắt của bé cũng mở rộng và chúng bắt đầu dành nhiều nỗ lực và năng lượng để nghe những gì đang được nói. Luôn nói nhẹ nhàng cũng là một trong những kỹ năng sống để tạo nên thiện cảm với những người đối diện. Hãy luyện tập cho cả bản thân mình và con trẻ kỹ năng này. Bạn sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả của nó.
Không ngừng khen ngợi
Khen ngợi chính là chìa khóa của giao tiếp thành công. Mặc dù việc nắm bắt tâm lý trẻ là một thách thức lớn với cha mẹ, nhưng về mặt khoa học con người, tâm lý trẻ em lại dễ hiểu hơn tâm lý người lớn rất nhiều, chỉ cần một chút lắng nghe thôi cha mẹ sẽ hiểu con cần gì. Không ai phủ nhận tác dụng của lời khen, nhưng ở trẻ thì điều đó là vô cùng cần thiết trong việc dạy kỹ năng sống và muốn trẻ nghe lời. Tâm lý trẻ luôn thích được khen giỏi lắm, tốt lắm cho dù trẻ còn nhỏ chỉ hơn 1 tuổi, các bé đã rất nhạy cảm với những tính từ khen ngợi. Tạo được niềm thích thú cho bé là bạn đã đi được một nửa chặng đường dạy bé nghe lời, chỉ cần kết nối những lời khen với đề nghị của bạn dành cho bé là hoàn thành. Nếu còn do dự, hãy làm một phép thử như, bé nhất định không chịu mặc bộ quần áo ấm, bạn có thể khen bé rằng: “con mặc bộ quần áo nào cũng xinh đẹp, không những vậy con mặc còn thời trang, nhìn kìa bao nhiêu người ngắm nhìn con đấy! Không những vậy con lại còn hát hay và múa đẹp nữa, con mặc bộ này vào múa mà quay video sẽ rất là hay!” Liên tục khen ngợi là bí quyết dễ dàng thành công để con nghe lời đấy các bố mẹ.
Qua loạt bài này, hi vọng các bậc phụ huynh sẽ có thể áp dụng những bí quyết trên thành công trong việc nuôi dạy con trẻ, đặc biệt trong việc dạy con kỹ năng sống. Song, bí quyết luôn cần đi cùng với sự nỗ lực và kiên định hành động cũng như lắng nghe những gì con trẻ mong muốn.
Ngọc Lan (tổng hợp)
Học kỹ năng sống: Trăm sự nhờ…trường học?
Chuyện dạy kĩ năng sống (KNS) đã được những nhà giáo dục VN nói đến rất nhiều từ hơn 10 năm trước, nhưng đến nay vẫn khó triển khai ở nhiều trường học.
10 kỹ năng sống cha mẹ nào cũng phải dạy con
Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ xử lý vấn đề tốt hơn trong cuộc sống và trở thành một công dân có trách nhiệm, biết tôn trọng trong xã hội.
Kỹ năng sống sót trong tai nạn giao thông
Các vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra liên tiếp gần đây cho thấy, du khách chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng thoát hiểm khi sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy.