Kết quả cuộc họp Bonn, những việc làm được và chưa làm được vừa qua đã rõ ràng. Dù sao, mọi người vẫn chờ đợi Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về Biến đổi khí hậu COP-21 ở Paris đang đến gần.

 

Ban đầu, các nước hy vọng rằng, cuộc đàm phán kéo dài 5 ngày (từ 19/10 đến 23/10/2015) ở Bonn (nước Đức) có thể xem như một cuộc hội nghị trù bị chuẩn bị một văn kiện hay quyết định  cho Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu tại Paris (hay COP-21) vào tháng 12/2015 này.

Nhưng, trong thực tế, cuộc đàm phán Bonn đã diễn ra không đáp ứng mong ước đó. Nội dung chủ yếu hầu như chỉ xoay quanh vấn đề phân phối tiền bạc đóng góp giữa các nước, chủ yếu giữa các nước giàu và nghèo, phát triển và đang phát triển.

{keywords}

Cuộc đàm phán về Biến đổi khí hậu ở Bonn. Ảnh: NPR

Ban đầu, các nước hy vọng rằng, cuộc đàm phán kéo dài 5 ngày (từ 19/10 đến 23/10/2015) ở Bonn (nước Đức) có thể xem như một cuộc hội nghị trù bị chuẩn bị một văn kiện hay quyết định  cho Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu tại Paris (hay COP-21) vào tháng 12/2015 này.

Nhưng, trong thực tế, cuộc đàm phán Bonn đã diễn ra không đáp ứng mong ước đó. Nội dung chủ yếu hầu như chỉ xoay quanh vấn đề phân phối tiền bạc đóng góp giữa các nước, chủ yếu giữa các nước giàu và nghèo, phát triển và đang phát triển.

Ở Bonn, tiền bạc hay là sự đóng góp là vấn đề quan tâm đặc biệt và trở thành rào cản lớn nhất đối với một Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới đang chờ đợi thay thế cho Nghị định thư Kyoto đã lỗi thời. Tiền bạc là một cách nói bó gọn, ở Hội nghị Bonn giữa các nước phát triển và đang phát triển (hoặc miền Bắc và miền Nam) chia rẽ nhau về những phạm trù lớn hơn như giảm thiểu sự phát thải ô nhiễm, sự đóng góp tài chính và công nghệ…

Qua Hội nghị Bonn, mọi người càng thấy rõ hơn giữa các nước phát triển và đang phát triển đang chia rẽ lớn về trách nhiệm và nghĩa vụ trong nhiệm vụ thực hiện Công ước Khí hậu của Liên Hợp Quốc thiết lập vào năm 1992.

Theo Công ước này, các nước phát triển phải thực hiện nghĩa vụ nhiều hơn, kể cả trong việc giảm khí thải nhà kính và trong việc cung cấp tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển.

Nước đang phát triển cũng có nghĩa vụ phải hành động giảm thiểu và thích ứng. Mặc dù họ cũng được công nhận rằng, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu của họ, và mức độ của hành động tham gia chống biến đổi khí hậu còn phụ thuộc cả vào mức độ hỗ trợ tài chính và công nghệ mà họ nhận được.

Sự chia rẽ nhau xảy ra ở Bonn về những điều đề cập ở trên thật là đáng tiếc. Cuộc gặp gỡ như vậy quả là gây thất vọng lớn.

Tất nhiên, sau Bonn mọi người kéo đến Paris vào ngày 31/11/2015 này không chỉ với tay không. Dù sao, vòng đàm phán tại Bonn cũng để lại một dự thảo thỏa thuận, một văn bản dài 55 trang dự định dùng làm cơ sở thương thuyết ở Hội nghị Thượng đỉnh COP-21 ở Paris. Nhưng cũng vẫn là điều đáng tiếc nữa vì bản văn kiện dự thảo 55 trang này đã gây thất vọng cho nhiều phía.

Một số tổ chức nhân đạo phê phán nghiêm khắc các kết quả đạt được, kể cả văn kiện dự thảo được chuẩn bị ở Bonn. Trong số ý kiến phê phán, “NGO Care”dùng đến cụm từ “cuộc lỡ hẹn”đề nói về “cuộc gặp gỡ” Bonn.

Môt nhà khí hậu học, Thomas Spencer, dự đoán đến khả năng xấu nhất, rằng: Hội nghị Thượng đỉnh Paris sẽ có thể diễn ra những “tai biến”. Theo ông, dù trong tình trạng hiện tại vẫn có hy vọng “đạt được một đồng thuận, nhưng trong hai tuần lễ hết sức căng thẳng tại Paris, sẽ có nguy cơ xảy ra trục trặc vào phút cuối và có thể có những xung đột về thủ tục”.

Đặc phái viên của RFI, Achim Lippod, cho rằng: Văn bản dự thảo dài 55 trang có rất nhiều diễn đạt không rõ nghĩa dưới vỏ bọc ngôn từ ngoại giao hết sức đẹp đẽ. Cho dù, văn bản này được một số nhà thương thuyết chia sẻ, về cơ bản bất đồng còn rất nhiều, đặc biệt là vấn đề giúp đỡ tài chính đối với các nước nghèo đã không được quyết định.

Dĩ nhiên, cũng có những ý kiến “lạc quan”. Điều dễ hiểu đó là những lời lạc quan phát ra từ những nhà phát ngôn của nước chủ nhà đăng cai Thượng đỉnh COP-21. Vị đại diện người Pháp phụ trách COP-21, ông Laurence Taubiana, dù công nhận “còn nhiều việc phải làm”, nhưng vẫn tỏ ra lạc quan: “Chúng ta đã có được một cơ sở thực sự ở đây (đề cập đến văn bản dự thảo) là mọi vấn đề đều được đưa vào. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là vấn đề giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính”. Hoặc “Tất cả mọi người đều mong muốn một thỏa thuận và, với văn bản này, chúng ta có được những đường nét của một thỏa thuận sẽ phải đạt được tại Paris”.

Và trong cương vị một đồng chủ tọa các thảo luận, một chuyên gia về các đàm phán khí hậu người Mỹ, ông Daniel Reifsnyder, có ý kiến: “Tất cả sẽ được quyết định tại Paris”, và “chúng ta mới ở vào tháng 10, hiện tại mọi người không muốn lật hết các lá bài của mình”.

Người ta hy vọng về một thỏa thuận có thể đạt được, nếu các lãnh đạo chính trị có mặt từ đầu cuộc Hội nghị Thượng đỉnh và thống nhất nhau sớm đưa ra các quyết định dẫn dắt. Ngoài ra, trước Hội nghị (từ 30/11 đến 11/12), Ngoại trưởng Pháp Laurence Fabius sẽ họp với các đồng nhiệm vào đầu tháng 11 (từ 08 đến 10/11/2015) để điểm lại một lần cuối tình trạng thương lượng. Nhân dịp này, văn bản dự thảo nói trên có thể sẽ được cải thiện ít nhiều.

Như vậy, về kết quả cuộc họp Bonn, những việc làm được và chưa làm được vừa qua đã rõ ràng. Và dù lạc quan hay bi quan, mọi người đều vẫn chờ đợi Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về Biến đổi khí hậu COP-21 ở Paris đang đến gần, sau một tháng nữa thôi.

Một sự kiện liên quan đến cuộc sống của mọi quốc gia, sức khỏe của mỗi một con người và chi phối đến sự tồn tại và phát triển của cả Loài Người trên Trái Đất chúng ta.

Minh Trần