Trên thực tế, việc hồi sinh quan hệ Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản có trước khi cựu Tổng thống G.Bush nhậm chức.

LTS: Sự kiện biển Đông dậy sóng trong suốt thời gian qua đã gây nhiều quan ngại và căng thẳng trong quan hệ giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc. Sau đây là một số nhận định của Tiến sỹ Subhash Kapila, chuyên gia tư vấn của Nhóm phân tích Nam Á, về sự cần thiết của quan hệ hợp tác giữa ba nước lớn là Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản đối với tình hình khu vực biển Đông.

Sự phát triển quan hệ 3 nước Hoa Kỳ - Ấn Độ - Nhật Bản là một phản ứng tình thế muộn mằn trước những leo thang xung đột của Trung Quốc tại biển Đông, đặc biệt là sau khi Trung Quốc thực thi chính sách bên lề chiến tranh quân sự với Nhật Bản ở khu vực biển Hoa Đông.

Các Thỏa thuận đối tác chiến lược mới đây giữa Mỹ với Ấn Độ và giữa Nhật Bản với Ấn Độ cùng với Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản hơn nửa thế kỷ trước là những quy định chiến lược để ba nước này từng bước tái cân bằng quyền lực chiến lược tại châu Á. Những tranh chấp chủ quyền hàng hải ở biển Đông là do Trung Quốc gây ra trong nhiều thập kỷ bằng vũ lực quân sự chiếm giữ các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ và chủ quyền hợp pháp của Việt Nam. Trung Quốc đã áp dụng chính sách bên lề chiến tranh chống Philippines đối với tranh chấp tại Trường Sa.

Trung Quốc đã leo thang xung đột, bành trướng lãnh hải ở biển Đông, do vậy về tổng thể biển Đông được xem là ngòi nổ nguy hiểm nhất ở vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đe dọa không chỉ an ninh khu vực Đông Nam Á và ASEAN mà còn đe dọa an ninh của cả châu Á. Các tranh chấp ở biển Đông không còn là tranh chấp song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam hoặc giữa Trung Quốc với Philippines hoặc giữa Trung Quốc với các nước thành viên khác của ASEAN như Malaysia, Brunei và Indonesia.

Trung Quốc leo thang xung đột ở biển Đông bằng cuộc tấn công vào các hòn đảo nhỏ có tính chiến lược sẽ đe dọa hòa bình và an ninh toàn cầu, vì khi đó các lợi ích chính trị và chiến lược quan trọng của các nước ngoài khu vực Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng do mất an ninh và an toàn ở biển Đông. Tuy nhiên, các nước như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và thậm chí cả Liên minh châu Âu (EU) đã không có phản ứng nào cho đến khi Trung Quốc gia tăng xung đột, vì họ đơn giản cho rằng Trung Quốc sẽ đáp ứng các biện pháp xuống thang và giải quyết xung đột dựa trên đề xuất của ASEAN và các nước khác.

Mặc dù vậy, tháng 5/2014, Trung Quốc đã tiếp tục gia tăng các hành động xung đột bành trướng ở biển Đông. Sau đó, Bắc Kinh đã tuyên bố chính thức về việc không có ý định giải quyết xung đột bằng hình thức đa phương và bảo lưu quyền sử dụng vũ lực đối với các đảo và vùng đất tạo thành lãnh thổ Trung Quốc (!).

{keywords}

Tàu chiến các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore và Australia trong tập trận Malabar năm 2007. Ảnh: Wikipedia

Trên thực tế, việc hồi sinh quan hệ Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản có trước khi cựu Tổng thống G.Bush nhậm chức. Tuy nhiên thực chất mối quan hệ này chỉ là phản ứng chiến lược mang tính tình thế trước việc Trung Quốc thách thức các quy định quốc tế liên quan chủ yếu đến tự do hàng hải bao gồm việc mở rộng lãnh hải quốc tế, bảo vệ, an ninh và an toàn theo thông lệ quốc tế.

Sau đó, mối quan hệ ba bên trầm lắng trong một thời gian khi Tổng thống Barack Obama đắc cử năm 2009, bởi lẽ những năm đầu mới nhậm chức ông Obama đã có quan hệ khá yên ả với Trung Quốc và chưa nhận ra các trò "lá mặt lá trái" về chiến lược của Bắc Kinh. Không lâu sau khi Trung Quốc liên tục áp dụng những chiến lược làm suy yếu vị thế của Mỹ thì Tổng thống Obama đã  buộc phải nhìn nhận nước này như một kẻ hiếu chiến đối với an ninh châu Á, và do vậy Washington nhận thức rằng cần phải nhanh chóng khôi phục quan hệ giữa ba nước.

Có thể nhận thấy quan hệ 3 nước sẽ trở thành một liên minh chiến lược hùng mạnh nếu vị thế chiến lược siêu cường thế giới của Mỹ được kết hợp một cách toàn diện và thực chất với sức mạnh của hai cường quốc thế giới ở châu Á là Ấn Độ và Nhật Bản.

Nếu Việt Nam đơn phương hoặc Việt Nam phối hợp với Philippines sẽ vẫn là không đủ sức mạnh chiến lược và chính trị để chống lại chủ nghĩa phiêu lưu quân sự và leo thang xung đột tiếp theo của Trung Quốc ở khu vực biển Đông. Hai nước này cần có thêm sự hỗ trợ chính trị và chiến lược của quốc tế để chống lại các âm mưu hiếu chiến của Trung Quốc ở biển Đông.

Quan hệ Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản là một liên minh quốc tế dựa trên cơ sở lợi ích chiến lược chính đáng đối với tự do đi lại và tập trận trên biển theo thông lệ quốc tế và không thể bị Trung Quốc cản trở bất hợp pháp. Những hành động đáng chú ý về sự phát triển quan hệ 3 nước là sự tiếp tục các cuộc đối thoại chính thức và tiến hành các cuộc tập trận hải quân kết hợp giữa ba nước để phối hợp hành động tốt hơn.

Với chính sách bên miệng hố chiến tranh không bị ngăn chặn của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông, các nước khác sẽ tích cực tham gia và mở rộng liên minh quan hệ 3 nước nói trên. Quan trọng là mong muốn này cần phải xuất phát từ  tất cả các nước thành viên của ASEAN. Trung Quốc trước mắt đã gây ra sự chia rẽ trong việc tìm một giải pháp thống nhất của khu vực. ASEAN cần phải đối phó với chiến lược phá hoại của Trung Quốc ở biển Đông nếu không sự tồn tại của ASEAN như một khu vực đoàn kết sẽ bị đe dọa.

Quan hệ Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản là những quốc gia không có lợi ích lớn đối với an toàn và an ninh ở biển Đông, nhưng lại có lợi ích to lớn đối với an toàn và an ninh của châu Á nói chung và 3 nước cùng có nhận thức chung rằng không có sức mạnh bá chủ  nào trong khu vực có thể đe dọa được họ. Quan hệ này phải là lực lượng nòng cốt đưa ra cơ sở chiến lược chống lại mọi biến động và cần phát triển hơn nữa việc đối thoại ở các cấp và tăng cường thêm các đợt tập trận hải quân./.

Mai Linh (theo Eurasia Review)

 

Xem thêm loạt bài về Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ:

Phát biểu của Ấn Độ không 'vừa lòng' TQ

"Ấn Độ cũng mong muốn gây ảnh hưởng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, như một phần của chiến lược đối trọng với TQ" GS. Srikanth Kondapalli, Đại học Jawaharlal Nehru.

Ấn Độ lường trước 'kịch bản xấu' về TQ

Hợp tác với các nước nhằm khắc chế sức ảnh hưởng tiêu cực từ Trung Quốc dường như là giải pháp đang được Ấn Độ tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt.

Lo TQ lấn sân, Ấn Độ chuyển sang 'hai gọng kìm'

Trước sự trỗi dậy của TQ, Ấn Độ bắt đầu tăng tốc việc triển khai chính sách Hướng Đông, với chiến lược "hai gọng kìm".