Đó là khẳng định của ông Phạm Nguyên Hùng - Phó cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo Bộ Công Thương tại Tọa đàm “Điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp: Tháo gỡ những bất cập trong triển khai lắp đặt”, chiều 30/8.

Ông Phạm Nguyên Hùng nhấn mạnh, Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ có vai trò, động lực quan trọng trong việc phát triển ĐMTMN. Hiện nay Bộ Công Thương đang kiến nghị các cơ chế chính sách tiếp tục phát triển điện năng lượng tái tạo nói chung và trong đó có điện mặt trời mái nhà nói riêng, tiếp tục khai thác các loại hình năng lượng sạch này.

{keywords}
Nhà máy điện mặt trời Hậu Giang

Chính sách sẽ làm rõ, khích lệ nhà đầu tư khai thác triệt để nguồn hạ tầng và tận dụng được lưới điện phân phối có sẵn và không hạn chế công suất là 1MW, mà có thể từ 2, 3 MW hoặc lớn hơn. Bên cạnh đó, việc đầu tư điện áp mái nếu đấu nối vào lưới điện của EVN thì phải có thoả thuận.

Theo đó, các chính sách thúc đẩy phát triển ĐMTMN trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu và tận dụng tối đa hạ tầng lắp đặt ĐMTMN và phù hợp với nhu cầu sử dụng tại chỗ. Phần chênh lệch đó có thể bán cho lưới điện thì phần giá điện chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu làm sao có cơ chế để tận dụng tốt, hài hoà với việc mua điện của EVN hoặc đơn vị khác. Tránh tình trạng lợi dụng chính sách, làm rõ và khích lệ cho các nhà đầu tư khai thác tốt trên hạ tầng có sẵn.

Ôn Hùng cho biết thêm, về giá FIT, Bộ Công Thương đang xây dựng quy định. Ngoài đảm bảo nhu cầu của chính nhà đầu tư thì đảm bảo nguyên lý phân tán không phải lên lưới EVN tránh lãng phí nguồn lực đầu tư. Giá bán sẽ không cố định và nếu có sẽ cho bán điện dư với giá bán theo khung giá khác. Bộ đang nghiên cứu khung giá này và sẽ ban hành khung giá hàng năm.

Văn Hùng