Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính là đầu mối trong việc quản lý giá sữa. Do đó, việc tăng giá sữa là thuộc trách nhiệm chính của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính.

Thị trường sữa cạnh tranh rất khốc liệt, từ trước đến nay, chưa có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo của Bộ Công Thương chiều 3/3.

Tại cuộc họp báo của bộ Công Thương chiều 3/3, vấn đề giá sữa tăng trở thành điểm nóng được đề cập nhiều nhất.

Việc tăng giá đồng loạt của 4 doanh nghiệp đã đặ hay không việc các doanh nghiệp sữa thông đồng, cấu kết đồng loạt tăng giá hay không.

{keywords}
Giá sữa chưa có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh?

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương chia sẻ, “thực tế, chúng tôi đã biết về khả năng tăng giá vừa qua của các doanh nghiệp sữa tại Việt Nam. Trong 2 năm qua, chúng tôi luôn theo dõi từ xa, có cả số liệu trong nước, ngoài nước. Đây là thị trường cạnh tranh khốc liệt, đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu mang tính phản cạnh tranh”.

Liên quan vụ việc 4 doanh nghiệp sữa đồng loạt tăng giá liên tiếp, ông Nam cho hay: “Chúng tôi chưa thể đưa ra ngay kết luận về trường hợp các doanh nghiệp. Qua thông tin từ các phương tiện truyền thông, chúng tôi cho rằng, trước mắt cần phải phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành để tập hợp dữ liệu thông tin, từ đó cho ra các thông số. Nếu có dấu hiệu về liên kết làm giá thì chúng tôi sẽ khởi động, ra quyết định điều tra sơ bộ, trong khoảng 30 ngày”.

Theo ông Nam, sau quá trình này, nếu phát hiện có hành vi phản cạnh tranh, chúng tôi sẽ trình chính thức Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, ra quyết định điều tra chính thức với thời hạn 180 ngày. Sau đó, tùy vụ việc, mức độ phức tạp mà có thể gia hạn thêm thời gian điều tra 2 lần, mỗi lần không quá 60 ngày.

Cùng đó, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cũng cho biết, cách đây 3 ngày, Cục đã yêu cầu các chi cục quản lý thị trường trên cả nước thực hiện tất cả các yêu cầu của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính. Theo đó, lực lượng quản lý thị trường sẽ kiểm tra việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp sữa, việc niêm yết giá và xem các doanh nghiệp có bán đúng giá hay không. Còn việc kiểm tra về kê khai giá là do Cục Quản lý giá phụ trách

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, người phát ngôn của Bộ Công Thương kết luận: “Như vậy, không phải bây giờ Bộ Công Thương mới biết có thông tin về các doanh nghiệp sữa tăng giá mà thực tế, Cục quản lý thị trường đã kiểm tra rất lâu, Cục quản lý cạnh tranh cũng đang tiến hành. Chúng ta có thể nghi ngờ, đặt câu hỏi nhưng việc kiểm tra các doanh nghiệp sẽ phải theo quy trình, trình tự pháp lý. Việc này vừa bảo vệ người tiêu dùng, vừa bảo vệ doanh nghiệp chân chính”.

Các quan chức của Bộ Công Thương đều đồng loạt nhấn mạnh, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính là đầu mối trong việc quản lý giá sữa. Do đó, việc tăng giá sữa là thuộc trách nhiệm chính của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính.

Cũng theo ông Hải, trong sáng ngày 4/3, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan sẽ có cuộc họp bàn về vấn đề tăng giá sữa.

Kể từ tháng 12/2013 đến nay, đã có tới 4 doanh nghiệp tăng giá sữa với mức tăng từ 5-10%. Đó là Mead Jonhson vỡi các nhãn sữa Enfagrow, Enfamil.., Nestle với dòng sữa Nan, Friesland Campina với dòng sữa Frisolac và Vinamilk, sở hữu dòng sữa Alpha, Dielac…

Ngày 28/2, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ phải kiểm tra ngay việc tăng giá sữa này.

Phạm Huyền