Cụ thể, trong công văn hoả gửi đi nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản só 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4 về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn, Bộ Công thương đề nghị Bộ NN-PTNT cho ý kiến về vấn đề gạo nếp có tính trong lượng gạo dự trữ phục vụ an ninh lương thực quốc gia không? Tác động, ảnh hưởng của gạo nếp trồng tại tỉnh Long An và tỉnh An Giang đối với an ninh lương thực quốc gia.

Bộ này cũng đề nghị Bộ NN-PTNT thông tin về diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến (quy ra gạo) của gạo nếp tại tỉnh Long An và An Giang theo từng vụ. Đồng thời đề xuất, kiến nghị đối với việc xuất khẩu gạo nếp trong thời gian tới.

{keywords}
Bộ Công thương vừa có công văn hoả tốc gửi Bộ NN-PTNT xin ý kiến về xuất khẩu gạo nếp

Trước đó, UBND tỉnh Long An đã có kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lại gạo nếp không giới hạn số lượng nhằm để giải quyết lượng gạo nếp tồn kho trong các doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp tiếp tục thu mua nếp của người dân với giá thu mua tốt hơn.

Theo UBND tỉnh Long An, tỉnh này có diện tích trồng nếp chiếm khoảng 30-32% diện tích của toàn tỉnh, riêng vụ đông xuân diện tích trồng nếp chiếm 65.000ha.

Đáng chú ý, về lương thực, người Việt chỉ có nhu cầu về về gạo tẻ, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp rất ít. Các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo trên địa bàn đã ký chưa giao hàng từ đây đến cuối năm 2020 là 204,5 ngàn tấn gạo, trong đó thị trường Trung Quốc là 44,3 ngàn tấn (chủ yếu là nếp). Theo thống kê hiện nay các DN tồn kho nếp là gần 56 ngàn tấn.

Tương tự, tỉnh An Giang cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được ưu tiên xuất khẩu nếp và các loại giống lúa Japonia (hạt tròn). Hiện nông dân An Giang gieo sạ hàng năm hơn 115.000ha nếp, tương đương 747.500 tấn nếp chưa bóc vỏ và khoảng 10.000ha lúa hạt tròn với sản lượng 75.000 tấn/năm. Đến nay, lượng nếp tồn kho khoảng gần 152 ngàn tấn.

Theo tỉnh An Giang, mục tiêu sản xuất 2 sản phẩm trên chủ yếu để phục vụ xuất khẩu (không dành tiêu thụ trong nước).

T.An