- Đoàn giám sát của QH yêu cầu Bộ GD&ĐT giải trình về tình trạng biên chế công chức hạn hẹp nhưng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo những năm qua còn khá lớn.
Tiếp tục đợt giám sát về cải cách bộ máy giai đoạn 2011 - 2016, sáng nay, đoàn giám sát của QH làm việc với Bộ GD&ĐT. Đoàn đặt ra một số vấn đề yêu cầu Bộ GD&ĐT giải trình làm rõ, trong đó có tình trạng số lượng cán bộ lãnh đạo những năm qua vẫn còn nhiều.
Điển hình như Vụ Tổ chức cán bộ, số lượng lãnh đạo khá lớn so với số lượng nhân viên. Hay Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục có 18lãnh đạo trong tổng số 48 cán bộ, nhân viên.
Giải trình về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng thừa nhận những năm qua tỷ lệ lãnh đạo cấp phòng còn lớn. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng hoàn toàn phù hợp với quy định tại Nghị định 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về số lượng cán bộ của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thứ trưởng cho biết thêm, hiện nay, số lượng cán bộ, nhân viên của Cục là 48 người, trong đó có 4 lãnh đạo Cục. Cục hiện có 6 phòng và 2 trung tâm, có 4 trưởng phòng, 2 phó phòng phụ trách, 6 phó phòng, 1 giám đốc và 1 phó giám đốc trung tâm. Như vậy tổng số cán bộ quản lý của Cục là 18/48. Trong đó tất cả đều được bổ nhiệm từ trước năm 2013.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng |
“Vừa qua, thực hiện chủ trương của Chính phủ sẽ không tổ chức cấp phòng trong các vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết liệt triển khai cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc. Bộ cũng đã dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới để trình Chính phủ, theo đó các Vụ sẽ không còn cấp phòng và giảm tối đa số phòng trực thuộc các Cục và Văn phòng Bộ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao” - Ông Hùng nói
Giải quyết lao động hợp đồng
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, đến tháng 12/2016, Bộ có 23 cơ quan hành chính gồm 15 vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cơ quan đại diện của Bộ tại TP.HCM, 5 cục, 56 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ và một doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài ra, Bộ đã thành lập các ban quản lý dự án. Cụ thể năm 2011 có 14 Ban quản lý dự án, năm 2016 có 11 Ban. Các ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ của các ban quản lý dự án là các công chức của Bộ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc biệt phái.
Đối với biên chế công chức hành chính, năm 2011Bộ được giao 609 người, thực hiện 546 người; năm 2016 được giao 605 người, thực hiện 504 người. Số viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc năm 2011 là 35.077 người, tháng 12/2016 là 32.900 người.
Theo đánh giá của đoàn giám sát, dù biên chế công chức không sử dụng hết nhưng có đến 136 lao động hợp đồng, trong đó có 40 hợp đồng làm công tác chuyên môn là không hợp lý.
Đoàn Giám sát cũng băn khoăn về tính khả thi của mục tiêu tinh giản biên chế công chức của Bộ 10% từ nay đến năm 2021. Từ năm 2011 đến nay, Bộ GD&ĐT chưa tổ chức thi tuyển dụng công chức.
Ông Trịnh Xuân Hiếu, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho hay, đối với 40 trường hợp hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, Bộ sẽ tổng rà soát lại, trên cơ sở số lượng hiện có sẽ tổ chức thi tuyển công chức, công khai, minh bạch.
Nếu cắt ngay những trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của Bộ, trong khi việc này đã diễn ra từ năm 2014. Vừa qua Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT đã ban hành Nghị quyết về việc xử lý các trường hợp lao động hợp đồng, theo đó sẽ thực hiện nghiêm theo quy định của Chính phủ.
Đoàn giám sát QH làm việc với Bộ GD&ĐT hôm nay |
Bộ GD&ĐT cũng bày tỏ những khó khăn khi giảm biên chế viên chức sự nghiệp một cách cơ học trong bối cảnh phải nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhiều trường chuẩn còn nợ chuẩn
Phó chủ nhiệm UB Đối ngoại của QH Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, trong số 22 bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức bộ máy của Bộ GD&ĐT khá ổn định, không bị xáo trộn nhiều và không “đẻ” ra quá nhiều tổ chức mới.
Bộ máy ổn định có mặt tốt là không gây xáo trộn, vì thông thường biên chế tăng xuất phát từ bộ máy tăng.
ĐB Cương nhận định, hiện nay, số lượng trường chuẩn rất nhiều, nhất là hệ thống trường phổ thông nhưng tình trạng nợ chuẩn còn phổ biến, cái này có phần lỗi của chính quyền địa phương. Trường trung học cơ sở nhưng bàn ghế của tiểu học. Nhiều trường đại học, kể cả học viện, đã khai báo chưa chính xác số lượng giáo viên cơ hữu.
Thừa nhận nhiều trường đạt chuẩn quốc gia nhưng vẫn còn nợ chuẩn, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng lý giải, Bộ ban hành quy định về đảm bảo chuẩn nhưng thẩm quyền phê duyệt trường đó có đạt chuẩn hay không lại do các tỉnh quyết định. Vì vậy trách nhiệm đầu tiên thuộc địa phương, nhưng Bộ có trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát.
Thứ trưởng Hùng cho biết, Bộ sẽ tăng cường công tác kiểm tra để khắc phục những hạn chế này, đồng thời gắn trách nhiệm người đứng đầu, phát hiện sai phạm sẽ xử lý, có thể cắt giảm chỉ tiêu nếu kê khai không chính xác.
Bộ GTVT: 'Tăng lãnh đạo nhưng đúng quy định'
Nhiều đơn vị của Bộ GTVT có số lãnh đạo nhiều hơn chuyên viên và người lao động, thậm chí có nơi lãnh đạo nhiều gần gấp đôi nhân viên.
'Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này'
40 ngàn tỷ đồng để cải cách tiền lương theo đúng lộ trình không tìm đâu ra được. Muốn có nguồn tăng lương cho cán bộ cần làm 2 việc: Tinh giản biên chế và tiết kiệm chi tiêu.
Lương, tiền, bộ máy...vòng luẩn quẩn gỡ được không?
Cải cách lương, nhưng tiền đâu, mà bộ máy lớn thế này thì phải thu nhỏ lại đã, cán bộ, công chức đông thế này thì phải giảm đã, nếu không thì tiền thuế của dân cũng không nuôi nổi…
9 địa phương, 58 người nhà làm quan
Kết quả kiểm tra của Bộ Nội vụ cho thấy tại 9 địa phương có 58 người nhà được bổ nhiệm, trong đó có nhiều chức vụ quan trọng.