- Từng là thủ phủ xe hơi của thế giới, xe hơi Mỹ lại đang phải chật vật giành thị trường với các đối thủ đến từ Đức, Nhật và thậm chí cả Hàn Quốc.
Huyndai ngừng sản xuất Santa Fe chạy dầu diesel
Bất chấp những nỗ lực của chính quyền tổng thống Donald Trump về việc gây dựng lại niềm tự hào Mỹ, cuối tháng 11 vừa qua hãng xe GM đã quyết định sẽ đóng cửa 5 nhà máy sản xuất tại khu vực Bắc Mỹ. Theo ước tính có 14 nghìn nhân viên đối mặt với nguy cơ mất việc tương đương với 8% lực lượng lao động của GM trên toàn cầu.
Trước đó, ngân hàng đa quốc gia Morgan Stanley cũng chia sẻ rằng hãng xe Ford đang có kế hoạch cắt giảm 20 nghìn nhân viên để tái cơ cấu, đương đầu với những áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngoài sản phẩm chủ lực là xe bán tải, các dòng xe khác như sedan truyền thống, hatchback có kết quả không mấy khả quan, mất dần thị phần vào tay các nhà sản xuất Nhật Bản, châu Âu.
Ngay ở tại Mỹ, theo thống kê có tới 90% thị phần xe sang thuộc về các hãng xe đến từ nước Đức. Đến nỗi, tổng thống Donald Trump phải lên tiếng đe dọa sẽ đánh thuế nhập khẩu 35% đổi với ô tô có nguồn gốc từ nước này.
Điểm sáng còn lại của ngành sản xuất xe hơi Mỹ đó là các dòng xe bán tải F-series vẫn đang bán chạy. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này thỉnh thoảng lại bị dính lỗi triệu hồi số lượng lớn. Trong đó gần nhất là vụ triệu hồi gần 1 vạn xe Ford Ranger tại Việt Nam về lỗi chốt khóa cửa tự bung.
Xe cơ bắp rất nổi tiếng ở Mỹ nhưng không được thế giới đánh giá cao (Ảnh: Alphacoder) |
Vậy tại sao một nền kinh tế từng là bá chủ trong lĩnh vực sản xuất xe hơi lại đánh mất đi vị thế của mình. Trả lời câu hỏi này, một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ chính văn hóa sử dụng xe của người Mỹ.
Nền văn hóa xứ cờ hoa vẫn thường tôn vinh sức mạnh cơ bắp, những thứ hầm hố ngoại cỡ. Để đáp ứng thị hiếu của dân Mỹ, các hãng xe nước này tung ra thị trường những mẫu xe cỡ lớn, công suất mạnh, uống xăng như uống nước. Vào những năm 1990, giá xăng tại Mỹ chỉ ở mức 1 USD cho 1 ga lông xăng (khoảng 3,8 lít). Xăng rẻ, không ai quan tâm tới mức tiêu thụ nhiên liệu, các nhà sản xuất xe hơi của Mỹ cũng không đầu tư nghiên cứu cải tiến động cơ theo hướng này. Điều này trái ngược với các hãng ô tô đến từ Nhật Bản.
Quái thú Hammer Mỹ đã phải bán mình cho Trung quốc vì thua lỗ. Ảnh: Youtube |
Thời thế thay đổi từ khi giá dầu bắt đầu tăng mạnh vào năm 2003, khủng hoảng năng lượng làm người dân quan tâm hơn tới các chiếc xe nhỏ gọn. Ngoài ra, ý thức bảo vệ môi trường cũng tăng lên, đi xe to cũng không còn được "oai" như trước nữa. Lúc này, các công ty Mỹ đã chậm chân trong cuộc đua công nghệ với các đối thủ về khả năng chế tạo xe tiết kiệm xăng, sạch.
Ngoài chuyện ăn xăng, xe hơi Mỹ còn bị người sử dụng phản ánh là có chất lượng kém ổn định.
Trong phân khúc bình dân, xe hơi của Mỹ có vòng đời sử dụng ngắn hơn các đối thủ. Bắt nguồn từ khủng hoảng kinh tế, để kích cầu mua sắm chính phủ Mỹ đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích người dân đổi xe sau vài năm sử dụng. Nhân cơ hội này, các nhà sản xuất cũng tranh thủ giảm chất lượng xe để tiết kiệm chi phí. Tuy đạt được lợi ích kinh tế trước mắt thế nhưng xe hơi Mỹ lại mang "tiếng xấu" thị trường thế giới. Chưa kể, các đợt triệu hồi xe với quy mô lớn cũng làm các khách hàng e ngại.
Còn trong phân khúc cao cấp, các hãng xe Mỹ đang bị những đối thủ từ Đức như Mercedes, BMW... bỏ xa. Mặc dù xe Đức có giá đắt hơn nhưng chính khách hàng Mỹ cũng phải thừa nhận xe hơi của Đức "đắt xắt ra miếng".
Ngoài ưu điểm công suất lớn, xe hạng sang của Mỹ lại không có cảm giác lái tốt, đầm chắc như xe châu Âu. Một số ý kiến hài hước cho rằng, các con đường của Mỹ quá dài và thẳng nên xe Mỹ cũng không cần có khả năng xử lý tốt làm gì. Thực chất, các nhà sản xuất nước Mỹ luôn đề cao hiệu quả kinh tế, không có tính bảo thủ và truy cầu hoàn hảo như người Đức nên khó đạt được chất lượng đỉnh cao.
Tại Việt Nam số lượng Cadillac Escalade cũng rất ít ỏi so với Lexus LX 570, Land Rover. Ảnh: Kiến thức |
Với việc đóng cửa 5 nhà máy, hãng GM tuyên bố sẽ không sản xuất các mẫu xe sedan nữa. Ford cũng gần như bỏ hẳn phân khúc này để tập trung vào thế mạnh SUV và xe bán tải.
Tuy nhiên, cả GM và Ford đều hứa hẹn rằng sẽ đầu tư nguồn lực để phát triển ô tô điện và xe tự lái. Ở trong lĩnh vực này, một công ty khác của Mỹ là Tesla lại đang chiếm vị trí dẫn đầu.
Có thể nói công ty của Elon Musk hiện đang là niềm hi vọng duy nhất của ngành công nghiệp ô tô Mỹ. Mặc dù vẫn còn đang thua lỗ tới 6 tỷ USD, thế nhưng Tesla đã rất thành công trong việc thuyết phục cả thế giới về một kỷ nguyên ô tô điện trong tương lai.
Hoàng Hiệp
Khai tử Ford Fiesta tại Việt Nam: 7 năm kết thúc bằng khiếu kiện và ế hàng
Mẫu xe từng phá đi thế độc tôn trong phân khúc xe cỡ B của Toyota Vios nay đã chính thức “buông xuôi” và chấp nhận án “khai tử” để nhường chỗ cho những mẫu xe khác của Ford tại Việt Nam.
Ford đấu giá Mustang Shelby GT500 VIN 001 2020 chiếc đầu tiên làm từ thiện
Ford vừa công bố sẽ dành toàn bộ số tiền thu được từ cuộc bán đấu giá những chiếc Mustang Shelby GT500 VIN 001 phiên bản 2020 mới cho việc làm từ thiện.
Ford Ranger Raptor loạn giá ở Việt Nam, 'bia kèm lạc' 150-200 triệu
Mẫu bán tải hiệu suất Ford Ranger Raptor có giá đề xuất khoảng 1,2 tỷ đồng, nhưng nhiều đại lý báo giá lăn bánh khoảng 1,5 tỷ đồng, trong đó gói phụ kiện giá 150-200 triệu đồng.