- Ngày 22/4, Bộ Y tế ra thông điệp về phòng, chống bệnh sởi với những kiến thức cơ
bản nhất giúp người dân tự phòng tránh hoặc biết cách ứng phó trong trường hợp
cần thiết.
1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?
Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi,
tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm
xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.
Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có
thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang
người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.
2. Có phải bị nhiễm virus sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?
Đúng. Không có trường hợp người lành mang virus. Những người đã có miễn dịch với
virus sởi do tiêm văcxin trước đó hoặc từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa.
Nhiều trẻ mắc sởi và bị biến chứng nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi
trung ương.
Bộ Y tế cho biết tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi (Ảnh: C.Q) |
Việc tiêm mũi văcxin sởi sau
12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp
ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm văcxin sởi, từ đó tăng
tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.
10. Những ai cần tiêm mũi văcxin sởi thứ hai?
Tất cả trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất văcxin sởi,
chưa tiêm văcxin hoặc chưa từng mắc sởi. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới khuyến
cáo trên thực tế không cần xét nghiệm xác định tình trạng miễn dịch của trẻ để
cán bộ y tế chỉ định tiêm văcxin.
Do vậy, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất
cả trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai văcxin sởi hoặc những trường hợp không có
đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai.
11. Có nên tiêm văcxin đối với người từng mắc sởi?
Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả
xét nghiệm dương tính không cần tiêm văcxin sởi. Những trường hợp nghi ngờ mắc
sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm.
12. Văcxin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với virus sởi không?
Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, văcxin
có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc. Việc tiêm
văcxin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của
bệnh.
13. Lịch tiêm văcxin sởi?
Đối với tiêm văcxin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm
chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:
- Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ
hai khi trẻ 18 tháng tuổi.
- Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm văcxin cho tất cả đối tượng trong
phạm vi của chiến dịch.
- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm văcxin sởi là 1 tháng.
Đối với văcxin tiêm chủng dịch vụ: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất
cả lứa tuổi đều có thể tiêm văcxin sởi.
14. Có thể tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi
không?
Chỉ tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình
tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết.
Tất cả trường hợp tiêm văcxin sởi
trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay văcxin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9
tháng tuổi không được tính là một mũi văcxin. Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa
tiêm đủ hai mũi văcxin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.
15. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm văcxin sởi?
Có. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc
sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.
16. Những trường hợp nào không nên tiêm văcxin sởi?
Những trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm văcxin sởi trước đây hoặc
phản ứng với các thành phần của văcxin (gelatin, neomycin). Dị ứng với trứng
không phải là chống chỉ định.
Không nên tiêm văcxin sởi cho phụ nữ có thai mặc
dù không có bằng chứng về tăng tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Các
trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế
để được theo dõi. Cũng như các văcxin sống khác, cần tránh có thai ít nhất một
tháng sau tiêm.
Không tiêm văcxin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc
phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các
bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy
giảm.
Có thể tiêm văcxin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang
giai đoạn AIDS.
17. Tiêm văcxin sởi có thể bị nhiễm virus sởi không?
Có, bởi vì văcxin chứa virus sởi đã bị làm yếu, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các
trường hợp sau tiêm văcxin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này
không gây lây nhiễm virus cho người khác nên không cần cách ly.
18. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm văcxin sởi?
Văcxin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể
biểu hiện như với các văcxin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ
đau tại chỗ tiêm… Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần
điều trị gì.
Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm văcxin sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy
ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong
vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và
biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ
qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.
Trong thời điểm hiện nay dịch bệnh sởi đang bùng phát trên 61 tỉnh, thành phố, nguy cơ bệnh vẫn ở mức cao, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các bà mẹ: 1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi. 2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện. 3. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. |
Cẩm Quyên (ghi)