- Thình lình, một buổi sớm mai, bông giờ xuất hiện với sắc tím ngắt và hương thơm thật khó tả.
TIN BÀI KHÁC:
Quê tôi, tháng mười là mùa mưa. Ở cái dải đất miền Trung khô cằn này, khi cái nắng hừng hực của mùa hè vừa kịp nguội thì cả một túi nước khổng lồ trút xuống, dai dẳng và tầm tã. Không biết mưa đã mang theo tinh tú gì của biển trời pha vào đất mà sau những đêm mưa rả rích, trên cái nền đất xám xịt bỗng xuất hiện một loài hoa, tím ngắt hương thơm nồng không thể tả nổi. Loài hoa đó như một thứ sản vật đặc biệt của đất chỉ có ở quê tôi, nó có cái tên thật lạ, bông giờ.
Tôi không rõ cái tên “Bông giờ” có từ đâu và vì sao nó tên là vậy. Tôi cũng không chắc “bông giờ” có phải là tên của một loài cây hay chỉ là cách gọi bông của một loài cây tên là giờ. Người dân quê tôi chẳng ai gọi là “cây bông giờ” hay “cây giờ” cả, mà chỉ gọi đơn giản là “bông giờ” để chỉ cả cây và hoa.
Có lẽ bông giờ là loài cây duy nhất sinh sôi mãnh liệt vào giữa mùa mưa lạnh, là một loài cây dại, mọc đầy ở bờ ruộng, bờ gò, chân núi quê tôi. Bình thường ít ai để ý đến sự tồn tại của loài cây này vì rễ cây nằm sâu im ỉm trong đất cả năm. Chỉ đến khoảng tháng mười, khi những cơn mưa tầm tã trút xuống, lá cây mới nhú lên khỏi mặt đất tơi xốp. Bông giờ có lá giống như lá gừng và mùi của lá cũng như mùi lá gừng, nhưng nồng hơn. Thình lình, một buổi sớm mai, bông giờ xuất hiện với sắc tím ngắt và hương thơm thật khó tả.
Bông giờ có những cánh xếp tầng như hoa lục bình, cao khoảng một gang tay, đột ngột nhú lên trong đêm rồi chỉ tồn tại được khoảng hai ngày, nếu gặp trời mưa thì bông giờ sẽ tàn nhanh hơn. Cứ như vậy khoảng một tháng, bông giờ xuất hiện tím ngắt trên cả một vùng gò ruộng, chân núi với hương nồng ngào ngạt.
Lúc nhỏ, cứ sau những đêm mưa với tiếng ếch nhái ộp oạp, sáng ra anh em chúng tôi lại hăm hở đi hái bông giờ về cho mẹ, chỉ cần một lúc là chúng tôi có một rổ bông giờ đầy ắp. Con cá tràu hôm qua cha bắt được, quả bầu mẹ hái sau vườn sẽ cho ra đời nồi canh thật đầy, chỉ cần nêm vào đó một vài bông giờ xắc nhỏ sẽ là một nồi canh tuyệt nhất trần đời. Chao ôi, nồi cánh bầu cá tràu bông giờ mẹ nấu ngày mưa, nồi cơm thật đầy vậy mà vẫn ngon, vẫn ngọt đến miếng cháy cuối nồi.
Ngoài nấu canh bầu ra, bông giờ có thể nấu canh chua, canh rau tập tàng đều ngon nức lòng. Cũng có thể cho vài bông giờ kho với những thứ sản vật của đồng mùa mưa như cá rô, cá lác, cá cẩn, cá sặc… sẽ có một món cá kho dân dã mà hảo hạng.
Bông giờ chỉ nở rộ trong khoảng một tháng giữa mùa mưa, sau đó lá cây nhanh chóng héo đi, củ sẽ hình thành trong lòng đất. Vào mùa nắng, người ta thường thu hoạch củ giờ. Củ giờ bé xíu, có hình thoi, phình to ở giữa, dài khoảng 3cm. Củ giờ luộc ăn có bột dẻo, vị ngọt rất ngon. Đặc biệt bột củ giờ được pha nước lạnh với đường, uống sống là một thức giải khát hảo hạng trong những ngày nắng gắt. Bột củ giờ có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặt biệt rất tốt cho trẻ nhỏ, người mới bệnh dậy hay người già. Những buổi họp chợ quê tôi ngày mưa thường bán bông giờ như một thứ rau nhưng hiếm khi mới thấy người ta bán củ giờ hay bột giờ vào mùa nắng, vì thứ củ này khá nhỏ và khó tìm trong đất.
Những năm tháng học tập, làm việc xa nhà, thèm một tô canh bông giờ cùng với nỗi nhớ quê quay quắt mà chẳng tìm ra. Tháng mười, quê mình lại mưa dầm, tôi chìm sâu vào trong giấc ngủ, bất giác tôi nhận ra cái hương thơm nồng, cái sắc tím biếc của bông giờ và cơn thèm thuồng của kẻ tha hương…
Ngọc Vũ
TIN BÀI KHÁC:
Quê tôi, tháng mười là mùa mưa. Ở cái dải đất miền Trung khô cằn này, khi cái nắng hừng hực của mùa hè vừa kịp nguội thì cả một túi nước khổng lồ trút xuống, dai dẳng và tầm tã. Không biết mưa đã mang theo tinh tú gì của biển trời pha vào đất mà sau những đêm mưa rả rích, trên cái nền đất xám xịt bỗng xuất hiện một loài hoa, tím ngắt hương thơm nồng không thể tả nổi. Loài hoa đó như một thứ sản vật đặc biệt của đất chỉ có ở quê tôi, nó có cái tên thật lạ, bông giờ.
Bông giờ (Ảnh minh họa) |
Có lẽ bông giờ là loài cây duy nhất sinh sôi mãnh liệt vào giữa mùa mưa lạnh, là một loài cây dại, mọc đầy ở bờ ruộng, bờ gò, chân núi quê tôi. Bình thường ít ai để ý đến sự tồn tại của loài cây này vì rễ cây nằm sâu im ỉm trong đất cả năm. Chỉ đến khoảng tháng mười, khi những cơn mưa tầm tã trút xuống, lá cây mới nhú lên khỏi mặt đất tơi xốp. Bông giờ có lá giống như lá gừng và mùi của lá cũng như mùi lá gừng, nhưng nồng hơn. Thình lình, một buổi sớm mai, bông giờ xuất hiện với sắc tím ngắt và hương thơm thật khó tả.
Bông giờ có những cánh xếp tầng như hoa lục bình, cao khoảng một gang tay, đột ngột nhú lên trong đêm rồi chỉ tồn tại được khoảng hai ngày, nếu gặp trời mưa thì bông giờ sẽ tàn nhanh hơn. Cứ như vậy khoảng một tháng, bông giờ xuất hiện tím ngắt trên cả một vùng gò ruộng, chân núi với hương nồng ngào ngạt.
Lúc nhỏ, cứ sau những đêm mưa với tiếng ếch nhái ộp oạp, sáng ra anh em chúng tôi lại hăm hở đi hái bông giờ về cho mẹ, chỉ cần một lúc là chúng tôi có một rổ bông giờ đầy ắp. Con cá tràu hôm qua cha bắt được, quả bầu mẹ hái sau vườn sẽ cho ra đời nồi canh thật đầy, chỉ cần nêm vào đó một vài bông giờ xắc nhỏ sẽ là một nồi canh tuyệt nhất trần đời. Chao ôi, nồi cánh bầu cá tràu bông giờ mẹ nấu ngày mưa, nồi cơm thật đầy vậy mà vẫn ngon, vẫn ngọt đến miếng cháy cuối nồi.
Ngoài nấu canh bầu ra, bông giờ có thể nấu canh chua, canh rau tập tàng đều ngon nức lòng. Cũng có thể cho vài bông giờ kho với những thứ sản vật của đồng mùa mưa như cá rô, cá lác, cá cẩn, cá sặc… sẽ có một món cá kho dân dã mà hảo hạng.
Bông giờ chỉ nở rộ trong khoảng một tháng giữa mùa mưa, sau đó lá cây nhanh chóng héo đi, củ sẽ hình thành trong lòng đất. Vào mùa nắng, người ta thường thu hoạch củ giờ. Củ giờ bé xíu, có hình thoi, phình to ở giữa, dài khoảng 3cm. Củ giờ luộc ăn có bột dẻo, vị ngọt rất ngon. Đặc biệt bột củ giờ được pha nước lạnh với đường, uống sống là một thức giải khát hảo hạng trong những ngày nắng gắt. Bột củ giờ có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặt biệt rất tốt cho trẻ nhỏ, người mới bệnh dậy hay người già. Những buổi họp chợ quê tôi ngày mưa thường bán bông giờ như một thứ rau nhưng hiếm khi mới thấy người ta bán củ giờ hay bột giờ vào mùa nắng, vì thứ củ này khá nhỏ và khó tìm trong đất.
Những năm tháng học tập, làm việc xa nhà, thèm một tô canh bông giờ cùng với nỗi nhớ quê quay quắt mà chẳng tìm ra. Tháng mười, quê mình lại mưa dầm, tôi chìm sâu vào trong giấc ngủ, bất giác tôi nhận ra cái hương thơm nồng, cái sắc tím biếc của bông giờ và cơn thèm thuồng của kẻ tha hương…
Ngọc Vũ