Nếu một ngày nào đó khối liên minh Châu âu (EU) tan rã, hoặc là cơ hội tồn tại thêm 26 năm nửa để kỷ niệm nửa thế kỷ thành lập, thì người ta sẽ nhớ tới ông David Cameron - vị Thủ tướng Đảng Bảo thủ đã đánh cược cả sự nghiệp chính trị của mình trong một ván cờ chính trị.
Lần này, sau 43 năm gắn bó, người dân Anh chọn quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu.
Có nhiều nguyên nhân để giải thích quyết định của người dân xứ sương mù. Một trong những lý do ít được mổ xẻ là xu hướng chia rẽ chính trị ở thượng tầng. Cả Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động đều không thống nhất về câu hỏi đi hay ở. Đảng Bảo Thủ đặc biệt lo ngại về sự nổi loạn của những đại biểu dân cử thuộc “hàng ghế sau” không tham gia chính trường.
Đối với Thủ tướng David Cameron, Brexit là một thảm họa chính trị và cá nhân. Báo chí Anh gọi ông là Thủ tướng tồi nhất trong lịch sử nước này 10 năm trở lại đây. Nhưng cách đây không lâu người ta luôn ngã mủ trước các tính toán của vị lãnh đạo trẻ tuổi của Đảng Bảo thủ. Với tư cách người đứng đầu nội các, Thủ tướng Cameron có một bài tính với nhiều mục đích.
Hứa hẹn trưng cầu dân ý nhằm để giải quyết những căng thẳng của các nhóm nghi ngờ châu âu ngay trong Đảng Bảo thủ, ông muốn có một đảng thống nhất cho cuộc tổng tuyển cử 2015. Mục tiêu giành phần thắng cuộc bầu cử với đa số nghị viện lần đầu tiên trong 23 năm.
Cuộc trưng cầu dân ý không có tính ràng buộc về giá trị pháp lý, khi một nước Anh không tồn tại Hiến pháp, và cả những quy định về vai trò của các cuộc trưng cầu dân ý trong các quyết định chính trị cuối cùng. Nhưng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý không là trò chơi. Con số dù có chênh lệch ít phần trăm cũng là thước đo của lòng dân và các xu hướng ủng hộ khác nhau cho các Đảng phái chính trị. Quốc hội sẽ vẫn là người ra quyết định tối cao trong vấn đề pháp lý với EU, và các đại biểu đã đo được lòng dân qua thước đo ngày 23/6.
Ông David Cameron - vị Thủ tướng Đảng Bảo thủ đã đánh cược cả sự nghiệp chính trị của mình trong một ván cờ chính trị. Ảnh: ibtimes |
Kết quả cuộc trưng cầu làm thất vọng nhiều người, nhưng cho thấy một lỗi cơ bản của hệ thống Nghị viện Anh. Đó là hệ thống thúc đẩy Đảng cầm quyền có thể nhanh chóng chấp nhận một quyết định có thể gây hại cho đất nước theo những cách thức nghiêm trọng. Nguyên nhân của điều này một do hệ thống nghị viện có những vấn đề trong hệ thống cân bằng và đối trọng. Từ nền tảng đó, Đảng cầm quyền có thể áp dụng những quyết định nhanh chóng nhưng đầy rủi ro, như quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trong trường hợp này.
Quyết định năm 1998 của Tony Blair về việc trao cho Scotland quyền tự trị là một ví dụ tương tự. Hiện tại, rất có thể rằng Scotland và Bắc Ireland sẽ quyết định rời Anh và phần Scotts áp đảo sẽ muốn ở lại EU hơn. Những tác động chính trị này gợi nhớ tới trải nghiệm của thế kỷ 20, khi xu hướng lý khai không những gắn liền với các đổ vở về địa lý, mà còn đánh mạnh vào tâm lý của các bên. Một xu thế thúc đẩy quyền tự quyết là một cơn ác mộng cho cả vương quốc xương mù.
Trên tất cả người Anh đang suy nghĩ về tương lai với hàng loạt câu hỏi hiện chưa có lời giải: làm thế nào để giữ bản sắc và chủ quyền quốc gia trong một tiến trình toàn cầu hóa đôi khi tỏ ra nguy hiểm trong việc mở cửa các đường biên giới; làm thế nào để bảo tồn các giá trị quốc gia trước sự phát triển của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan; làm thế nào để duy trì được những lợi ích từ việc hội nhập khu vực, nhưng vẫn đảm bảo được các lợi ích quốc gia.
Một nước Anh ra đi để lại bài toán dòng người nhập cư Hồi giáo chưa lại cho trung tâm châu Âu tự giải quyết.
Liệu một nước Anh không là thành viên của EU sẽ mạnh hơn khi trở lại với chủ nghĩa biệt lập và các giá trị đẳng cấp của mình từ trong lịch sử hay không?
Ở Anh, hơn hai triệu người đã ký một bản kiến nghị trực tuyến, trong đó họ gọi cho một sự lặp lại của cuộc trưng cầu dân ý về việc Vương quốc Anh có ở lại là một thành viên của Liên minh châu Âu hay không.
Số người ủng hộ tiếp tục phát triển theo từng ngày sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được công bố. Một vị phó chủ tịch của Đảng Lao động muốn ngăn chặn các Anh ra khỏi EU thông qua con đường quốc hội. Cũng trong một động thái liên quan, một bản kiến nghị trực tuyến đã được gửi đến nghị viện Anh yêu cầu tổ chức một một cuộc trưng cầu lần thứ hai. Chỉ hơn một buổi tối khi bản kiến nghị xuất hiện, hơn hai triệu người đã ký. Thỉnh nguyện thư đề xuất chính phủ thực thi một quy định rằng cuộc trưng cầu dân ý với tỉ lệ đi bầu dưới 75% và bên thắng (dù là Leave hay Remain) nếu chỉ đạt được dưới 60% thì sẽ phải tiếp tục tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác. Theo quy định, một thỉnh nguyện thư sẽ được Chính phủ phúc đáp nếu thu được 10,000 chữ kí và sẽ được Quốc hội xem xét nếu thu được 100,000 chữ kí. |
Châu Nguyễn