Nếu như trong các văn kiện Đại hội 11, 12, khái niệm “kinh tế số” chưa được nhắc đến thì ở các dự thảo văn kiện trình Đại hội 13, “kinh tế số”, “phát triển kinh tế số” được nhắc lại rất nhiều lần.
Hiện nay các quốc gia đều có chính sách để tận dụng xu thế của Cách mạng 4.0. Theo TS Đáng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, xây dựng nền kinh tế số là một trong những giải pháp để tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế Việt Nam. Đấy là một xu hướng của thời đại.
Ảnh minh họa. Nguyễn Liên |
Chủ trương, đường lối của Đảng đưa ra rất rõ và sớm. Từ năm 2014, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết về đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin. Năm 2016, Chính phủ có một nghị quyết về ưu đãi thuế thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2017, 2018, chúng ta thành lập Ủy ban quốc gia về chính phủ điện tử.
Năm 2019, Bộ Chính trị ra chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, rồi nghị quyết 52 đặt mục tiêu đến năm 2025, nền kinh tế số sẽ đạt 20% GDP…
Tức là về mặt nhận thức và chủ trương, chúng ta đã rất chủ động. Thực tế, một số tổ chức nghiên cứu ở quốc tế đã đánh giá tốt những điều kiện, tiềm năng cho tương lai của nền kinh tế số ở Việt Nam.
Thứ 2, đội ngũ nhân lực của chúng ta về mặt công nghệ, kỹ thuật khá tốt và thực tế là nền kinh tế đã có những chuyển động rất rõ. Vấn đề là làm sao chúng ta đẩy mạnh được hơn nữa chuyển động theo hướng kinh tế số trong thời gian tới để tận dụng những thế mạnh của Việt Nam, và đặc biệt là theo đúng theo xu hướng, quy luật phát triển của xã hội hiện đại.
Nguyễn Liên