Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tiền lương, tiền công là thu nhập mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Cụ thể, thu nhập chịu thuế gồm các khoản sau:

1. Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công

2. Phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản trợ cấp, phụ cấp sau:

- Trợ cấp hàng tháng và trợ cấp 1 lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp 1 lần với những người tham gia kháng chiến, làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

- Phụ cấp quốc phòng an ninh và các khoản trợ cấp cho lực lượng vũ trang.

- Phụ cấp nguy hiểm độc hại

- Phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực.

- Phụ cấp khó khăn, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phục hồi sức khỏe sau sinh, suy giảm khả năng lao động, hưu trí 1 lần, trợ cấp mất việc làm hoặc các khoản khác theo quy định của Luật Lao động và bảo hiểm xã hội.

- Trợ cấp của các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định Phụ cấp của các lãnh đạo cấp cao.

- Trợ cấp 1 lần với những đối tượng chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Trợ cấp chuyển vùng 1 lần với các đối tượng: người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam lao động, người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam…

- Phụ cấp của nhân viên y tế thôn bản.

- Phụ cấp của đặc thù ngành nghề khác.

3. Tiền thù lao được nhận dưới các hình thức sau:

- Tiền hoa hồng môi giới, tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa

- Tiền tham gia dự án, đề án

- Tiền tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật

- Tiền nhuận bút theo quy định pháp luật về chế độ nhuận bút

- Tiền tham gia hoạt động giảng dạy

- Tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao

- Tiền dịch vụ quảng cáo

- Tiền thù lao khác, tiền dịch vụ khác.

4. Tiền nhận từ các hiệp hội, tổ chức

Đây là khoản tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, ban kiểm soát doanh nghiệp, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

5. Các khoản lợi ích ngoài tiền công, tiền lương do người sử dụng lao động trả cho người nộp thuế

Các khoản lợi ích ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức cũng được tính vào thu nhập chịu thuế. Những khoản này gồm:

- Tiền điện, nước, nhà ở và các dịch vụ kèm theo (nếu có)

- Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.

- Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.

- Các khoản lợi ích khác như chi trong các ngày nghỉ, lễ, thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân, chi cho người giúp việc gia đình như người nấu ăn, lái xe, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...

6. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán

Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán đều bị tính vào thu nhập chịu thuế, trừ các khoản thưởng sau:

- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

- Tiền thưởng về sáng chế, cải tiến kỹ thuật, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(Theo Tổ Quốc)

Kinh doanh bán hàng online đóng thuế thu nhập cá nhân như thế nào?Các cá nhân kinh doanh bán hàng online qua các trang mạng xã hội hay qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada... có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không?