Cải thiện hạ tầng, thúc đẩy thanh toán bằng mã QR

Singapore đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển nền kinh tế của mình nhờ cải thiện cơ sở hạ tầng số. Điều này được thực hiện bằng việc phát triển hệ thống cáp quang và mạng 4G, nhờ đó tăng đáng kể tốc độ truyền tải thông tin.

Nhờ mạng cáp quang mà tốc độ kết nối Internet trung bình của Singapore đã tăng từ 5,4 megabit mỗi giây (Mbps) năm 2012 lên 20 Mbps năm 2016, ngang với Nhật Bản và Phần Lan. Tương tự như vậy, Singapore cũng nằm trong nhóm đầu các quốc gia có tốc độ kết nối 4G nhanh nhất thế giới.

Tốc độ Internet nhanh hơn thúc đẩy các hộ gia đình Singapore chuyển dần nhiều hoạt động của mình vào không gian kỹ thuật số.

{keywords}
Singapore đã thực hiện nhiều hành động nhằm phát triển nền kinh tế 4.0. Việc làm đầu tiên là cải thiện cơ sở hạ tầng số.

Năm 2014, Thủ tướng Lý Hiển Long phát động sáng kiến “Quốc gia thông minh” của Singapore, thành lập văn phòng Chương trình quốc gia thông minh để điều phối các nỗ lực từ các cơ quan khác nhau của chính phủ hướng đến mục tiêu tham vọng trở thành quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới.

Singapore hiện là thị trường thanh toán điện tử (TTĐT) phát triển mạnh nhất trong các nước ASEAN, với tỷ lệ dân số sử dụng internet khoảng 80% và năm 2015, chỉ số TTĐT của nước này ở khoảng 56%-57%.

Tuy nhiên, cũng giống với Việt Nam, hầu hết người dân Singapore đều có điện thoại thông minh, nhưng cứ 10 người thì lại có 9 người vẫn muốn trả tiền cho các giao dịch hằng ngày theo cách cũ bằng tiền mặt.

Để khắc phục điều này, bên cạnh hệ thống máy POS (máy thanh toán thẻ), chính phủ Singapore đang lập kế hoạch phát triển một hệ thống thanh toán nhanh, sử dụng một mã QR (một dạng mã có thể được quét bằng điện thoại thông minh) để thực hiện TTĐT trên toàn quốc.

{keywords}
Bộ trưởng Giáo dục Singapore - ông Ong Ye Kung cho rằng cải cách giáo dục là một phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế 4.0.

Nhóm công tác chịu trách nhiệm về vấn đề này do Ủy ban tiền tệ Singapore và Ủy ban phát triển Truyền thông thông tin Singapore (Infocomm Media Development Authority) điều phối và bao gồm các bên liên quan như ngân hàng, chương trình thanh toán, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán QR và các cơ quan chính phủ.

Bên cạnh đó, Singapore cũng tập trung phát triển ngành CNTT – truyền thông với mười hai phân ngành gồm phần cứng, viễn thông, dịch vụ CNTT, phần mềm, trò chơi, dịch vụ trực tuyến, in ấn, bưu điện & chuyển phát nhanh, xuất bản, phát thanh truyền hình, phim ảnh và video và cuối cùng là âm nhạc.

Đánh thuế tiền ảo trong game, dùng luật trị dịch vụ xuyên biên giới

Để có thể phát triển nền kinh tế số, Hàn Quốc đã tạo ra chính sách điều chỉnh an sinh xã hội và đào tạo nguồn nhân lực nhằm hướng tới mục tiêu của mình. Nhờ thực hiện các sáng kiến về giáo dục và hạ tầng công nghệ thông tin của Chính phủ, khoảng 84% (94% trong số họ sử dụng băng rộng) dân số Hàn Quốc truy nhập Internet.

Trong quá trình đó Hàn Quốc đã đưa ra nhiều đạo luật để quản lý từng lĩnh vực nhỏ trong ngành nội dung số, Trong đó có luật văn bản điện tử, luật giao dịch điện tử và luật chữ ký số để hỗ trợ giao dịch điện tử. Tầm nhìn của chính phủ Hàn Quốc là phát triển thương mại điện tử. Bên cạnh đó, tiến tới việc thay đổi nhận thức để công nhận văn bản điện tử cũng có giá trị như trên giấy tờ.

{keywords}
Hàn Quốc có chiến lược riêng với tên gọi i-Korea 4.0 để phát triển các nhóm ngành khoa học, công nghệ. 

Hàn Quốc từng không thành công trong việc điều tiết các doanh nghiệp như Alibaba, Uber hay Google. Tuy nhiên, nước này đã đưa ra một khung hợp tác để kiểm soát các công cụ tìm kiếm xuyên quốc gia. Sau khi chính sách này được đưa ra, nó đã gặp phải sự phản đối dữ dội từ phía Google.

Google không tuân thủ các chính sách pháp luật của nước sở tại. Đáp trả lại những phản ứng đó, công cụ tìm kiếm này sau đó đã có thứ hạng rất thấp khi khảo sát bởi người dùng Hàn Quốc. Chính bởi lý do này, Google đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề. Họ đã phải đặt một trung tâm hỗ trợ tại Hàn Quốc để tiếp nhận các khiếu nại từ phía người dùng.

Chính bởi không thể điều tiết cứng, Hàn Quốc dùng điều tiết mềm để tác động đến các tập đoàn đa quốc gia. Đây là một kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kiểm soát hoạt động của các tập đoàn xuyên biên giới.

{keywords}
Trọng tâm của i-Korea 4.0 là DNA (công nghệ Big Data, nền tảng hệ thống mạng và trí tuệ nhân tạo) và R&D (đầu tư nghiên cứu các dự án khoa học trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để đưa các dự án vào ứng dụng trong thực tiễn).

Trong lĩnh vực giải trí điện tử, thị trường game online tại Hàn Quốc có hơn 15 triệu người đăng ký chơi. Phần lớn các trò chơi trực tuyến cho phép chơi miễn phí và lợi nhuận tạo ra thông qua việc bán các mặt hàng ảo. Vào đầu năm 2010, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết rằng các loại tiền ảo có thể được trao đổi cho tiền thật và các giao dịch sử dụng 'tiền ảo' sẽ bị đánh thuế.

Chính phủ Hàn Quốc hiện cũng đã phát động chiến lược i-Korea 4.0 sử dụng con người làm cốt lõi. Hai phương hướng chính của i-Korea 4.0 là DNA (công nghệ Big Data, nền tảng hệ thống mạng và trí tuệ nhân tạo) và R&D (đầu tư nghiên cứu các dự án khoa học trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để đưa các dự án vào ứng dụng trong thực tiễn).

Chính phủ bơm tiền cho các doanh nghiệp Internet

Theo Báo cáo năm 2017 của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey, lượng giao dịch thương mại điện tử của Trung Quốc hiện lớn hơn con số cộng gộp của năm nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Tổng giá trị thanh toán di động tiêu dùng cá nhân của Trung Quốc trong năm 2016 đạt tới 790 tỷ USD, gấp 11 lần con số này tại thị trường Mỹ.

{keywords}
Nền kinh tế số Trung Quốc phát triển rất nhanh và thuộc nhóm top đầu trên thế giới. 

Kể từ năm 2015, Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu thương mại điện tử trên toàn thế giới. Ba công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc là Baidu, Alibaba và Tencent đã phát triển đến trình độ có thể cạnh tranh với các ông lớn về công nghệ ở Mỹ là Amazon, Apple, Facebook, Google và Netflix. Từ 3 doanh nghiệp nền móng đóng vai trò hạt nhân, Trung Quốc dần tạo ra một hệ sinh thái các sản phẩm công nghệ số.

Trung Quốc hiện được coi là một trong những thị trường thanh toán di động tiên tiến nhất thế giới với sự phủ sóng rộng khắp của WeChat Pay và Alipay. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích người dân tiêu dùng trực tuyến. Mục tiêu là tới cuối năm 2020, hoạt động tiêu dùng trực tuyến tại nước này sẽ có tổng doanh thu khoảng 900 tỷ USD.

{keywords}
Bộ 3 doanh nghiệp BAT (gồm Baidu, Alibaba và Tencent) đóng vai trò hạt nhân trong việc phát triển nền kinh tế số tại Trung Quốc. 

Một trong những cột đỡ chính cho nền kinh tế số Trung Quốc là việc chính phủ tạo điều kiện và không gian để các doanh nghiệp số thử nghiệm, đồng thời vừa là nhà đầu tư vừa là người tiêu dùng các công nghệ số.

Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ cho nền kinh tế số với hệ thống các chính sách được thiết kế như một công cụ thúc đẩy phát triển. Nhìn từ góc độ hỗ trợ của Chính phủ, Trung Quốc không chỉ ban hành chính sách mà còn đóng vai nhà đầu tư, sáng tạo và người tiêu dùng trong nỗ lực để hỗ trợ số hóa.

Năm 2015, Trung Quốc công bố khái niệm “Internet Plus” và hiện thực hóa với một kế hoạch hành động chi tiết nhằm tích hợp Internet, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, IoT với các ngành sản xuất truyền thống và người tiêu dùng. Cho đến nay, chương trình Internet Plus đã được triển khai rộng rãi trong nhiều ngành như logistics, an sinh xã hội, và chế biến chế tạo.

{keywords}
Nếu Baidu sở hữu công cụ tìm kiếm và được coi là Google của Trung Quốc, Alibaba của Jack Ma chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử nước này. Trong khi đó, Tencent là doanh nghiệp thống trị trên thị trường nội dung số với hệ sinh thái di động số 1 Trung Quốc.

Năm 2016, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc đã công bố “Kế hoạch hành động 3 năm phát triển Internet kết hợp với trí tuệ nhân tạo” với tham vọng xây dựng một thị trường ứng dụng AI trị giá 15 tỉ USD. Điều này được thực hiện bằng cách phát triển 9 hệ sinh thái AI lớn, bao gồm các thiết bị gia dụng cho ngôi nhà thông minh, ô tô thông minh, thiết bị đeo thông minh, và thiết bị đầu cuối thông minh,...

Theo kế hoạch này, các cơ quan chính phủ có thể cung cấp kinh phí cho các dự án cụ thể từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cung cấp kinh phí cho các doanh nghiệp Internet mới. Trung quốc cũng khuyến khích người dân tham gia khởi nghiệp thông qua các biện pháp hỗ trợ như miễn giảm thuế và các quỹ đầu tư.

Trọng Đạt