Ông Phạm Tiên Phong - Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhận định, với xu hướng phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ cũng như phương thức, thủ đoạn tội phạm thực hiện các hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố ngày càng trở nên tinh vi.
Qua đấu tranh, phòng chống tội phạm rửa tiền và các tội phạm nguồn tội rửa tiền, cũng như qua hoạt động đánh giá rủi ro quốc gia, Ngân hàng nhà nước đã nhận thấy một số rủi ro chính mà các ngân hàng có thể đối mặt trong thời gian tới.
Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh, đây là lĩnh vực vừa mới vừa khó nhưng lại rất quan trọng với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng do đó, cần phải quan tâm đúng mức đối với hoạt động này để hạn chế rủi ro xảy ra gây tổn thất cho ngân hàng về tài chính, danh tiếng...
Ngân hàng nhà nước thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình triển khai, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hành vi rửa tiền và các tội phạm có liên quan, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, cơ quan điều tra trao đổi thông tin, kịp thời xử lý nhiều vụ việc.
Đồng thời, Ngân hàng nhà nước luôn lắng nghe và đề nghị các tổ chức tín dụng chia sẻ ý kiến để giải quyết được "câu chuyện" phòng chống rửa tiền, cải thiện được thực trạng tội phạm tài chính tại Việt Nam.
Ngân hàng nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo đầy đủ các giao dịch đáng ngờ, giao dịch có giá trị lớn; nghiên cứu giải pháp sớm phát hiện dấu hiệu giao dịch nghi ngờ, gian lận để xử lý; tăng cường thực hiện qua eKYC, phối hợp với Bộ Công an và lưu ý dấu hiệu gian lận.
Theo lãnh đạo Ngân hàng nhà nước, trong thời gian tới, sẽ ban hành kế hoạch triển khai công tác PCRT, tài trợ khủng bố và sẽ xử lý nghiêm ngân hàng nào thực hiện báo cáo về vấn đề này không nghiêm túc.
Xét báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 68/TTr-NHNN ngày 12/5/2023 về tình hình triển khai Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021 - 2025 (Kế hoạch hành động quốc gia), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền có ý kiến chỉ đạo như sau: Các bộ, ngành liên quan, thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản nêu trên, rà soát đánh giá kỹ, tích cực triển khai thực hiện, sớm hoàn thành các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phân công tại Quyết định số 941/QĐ-TTg, bao gồm các nhiệm vụ tại: Danh mục các hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025, Phụ lục các hành động thực hiện theo Kế hoạch hành động quốc gia đến tháng 3/2023; cung cấp thông tin, kết quả thực hiện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 15/8/2023 để tổng hợp, báo cáo theo quy định và cam kết, thông lệ quốc tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền: Thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền tại văn bản số 934/VPCP-KTTH ngày 16/02/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc rà soát, báo cáo rõ căn cứ về thẩm quyền, cơ sở pháp lý, thực tiễn đối với kiến nghị Phó Thủ tướng chấp thuận về mặt chủ trương triển khai xây dựng Trang thông tin điện tử; Rà soát, bổ sung báo cáo, đánh giá rõ, đầy đủ về kết quả của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch hành động quốc gia, trong đó bao gồm các nhiệm vụ thuộc Danh mục các hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025; trên cơ sở đó gửi báo cáo kết quả, đánh giá tình hình thực hiện cho các bộ, ngành liên quan, thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền để nghiên cứu, triển khai, đôn đốc thực hiện; Tích cực, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan liên quan, thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia, đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia, hiệu quả, đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với cam kết, thông lệ quốc tế |