- "Chi 1 tỷ hay 3 tỷ phải đi báo cáo, thì không phải là chính quyền đô thị, không phải là chính quyền hiệu lực, hiệu quả" - Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.

Tại hội thảo lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị do Thành uỷ Hà Nội tổ chức sáng nay, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho hay, muốn làm được chính quyền đô thị, Hà Nội phải giành quyền chủ động trong sứ mệnh phát triển của mình.

{keywords}
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc

Ông Phúc lý giải, nếu chính quyền địa phương mà suốt ngày phải đi báo cáo, xin ý kiến cấp bộ, thì còn lâu mới giải quyết được các vấn đề.

Đề cập đến đề án chính quyền đô thị, ông Phúc đề nghị TP Hà Nội giảm bớt các tầng nấc trung gian, trong đó có HĐND cấp quận, phường.

Ông cũng băn khoăn, với tầng nấc như hiện nay thì đủ các thứ họp hành lu bù, nhưng cuối cùng thì ai quyết, ai chịu trách nhiệm.

“Tôi có cảm giác hệ thống của chúng ta không đủ quyền, không đủ trách nhiệm trong việc thực hiện sứ mệnh của mình”, ông Phúc nói.

Theo ông Thang Văn Phúc, TP Hà Nội cần một công cụ mới, thực sự có tính đột phá để thực hiện quyền, trách nhiệm và cả sứ mệnh Thủ đô.

Ông Phúc bày tỏ, nếu TP Hà Nội thực hiện bước đi mạnh mẽ trong chính quyền đô thị thì nên tổ chức theo mô hình một cấp chính quyền hoàn chỉnh ở TP và 2 cấp hành chính. Cụ thể, Hà Nội không nên tổ chức HĐND cấp quận và phường, nhưng vẫn tổ chức HĐND cấp xã.

Cùng góp ý, PGS. TS Lê Minh Thông - trợ lý Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chính quyền đô thị không chỉ tập trung vào mô hình hoạt động, quan trọng hơn cả là thẩm quyền và cách thức quản lý cần phải thay đổi.

{keywords}
PGS. TS Lê Minh Thông

“Còn cứ ngày nào cũng họp, lúc nào cũng họp thì không ổn. Một ông Chủ tịch lúc nào cũng đợi họp Ủy ban mới giải quyết được vấn đề thì không phải là chính quyền đô thị”, ông Thông nêu quan điểm và cho rằng, chúng ta phải xây dựng được chính quyền hành động vì nhân dân.

Tháng 12 trình đề án lên Bộ Chính trị

GS. TS Tạ Ngọc Tấn - Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ cho hay, trong bộ máy hành chính cấp trung gian còn rất lớn. Cụ thể, với cấp quận, huyện là cấp trung gian, không trực tiếp quyết ngân sách, không trực tiếp làm việc với dân.

Ông đề xuất Hà Nội nên cân nhắc tính toán mô hình thứ ba là mô hình gồm 2 cấp (1 cấp chính quyền đầy đủ là cấp TP, 1 cấp chính quyền không đầy đủ là cấp quận, huyện) có tính đến đô thị lõi và khu vực nông thôn. 

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, TP cũng đã lường trước được việc xây dựng đề án chính quyền đô thị là vô cùng khó.

{keywords}
Bí thư Thành uỷ HN Hoàng Trung Hải

Ông cho biết, TP Hà Nội sẽ chuẩn bị kỹ đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị để đến tháng 12 trình Bộ Chính trị.

Theo Bí thư Hà Nội, “lõi” của đề án là xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả và tăng cường phân cấp để đáp ứng được nhu cầu tốt hơn của người dân tốt hơn. Đề án cũng hướng tới việc làm thế nào để tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TP.

Lãnh đạo Thành uỷ cho hay, với đô thị lớn tồn tại nhiều vấn đề như lụt lội, ô nhiễm môi trường, cấp nước… như hiện nay thì chính quyền đô thị phải có những quyết định nhanh gọn. Không nên để một vấn đề tồn tại nhiều năm mới giải quyết xong.

“Các đồng chí nói, trước đây DN làm một dự án phải đi báo cáo 8 bộ, bây giờ đối với địa phương cũng như vậy. Chi 1 tỷ hay 3 tỷ phải đi báo cáo, thì không phải là chính quyền đô thị, không phải là chính quyền hiệu lực, hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển của người dân”, ông Hải nói.

Hai phương án tổ chức chính quyền đô thị ở Hà Nội

Phương án 1: TP Hà Nội xây dựng mô hình tổ chức hai cấp chính quyền (cấp TP và quận huyện) và một cấp hành chính (xã, phường). Theo đó, Hà Nội tổ chức chính quyền TP và chính quyền quận/huyện/thị xã về cơ bản cũng giữ nguyên như hiện nay gồm có HĐND và UBND.

Về tổ chức chính quyền cấp xã/phường/thị trấn thì không tổ chức HĐND, chỉ tổ chức cơ quan hành chính theo thiết chế UBND.

Phương án 2: TP Hà Nội cân nhắc tổ chức một cấp chính quyền (TP), 1 cấp hành chính (quận, huyện, thị xã) và 1 cơ quan hành chính đại diện (xã, phường, thị trấn).

Có thật '9 người dân nuôi 1 cán bộ nhà nước'?

Có thật '9 người dân nuôi 1 cán bộ nhà nước'?

"9 người dân nuôi một cán bộ nhà nước" - một con số gây sửng sốt. Tuy nhiên, có đến mức 9 người dân nuôi 1 cán bộ, công chức, viên chức?

Ấn tượng thật: Bỏ 6 Tổng cục Bộ Công an

Ấn tượng thật: Bỏ 6 Tổng cục Bộ Công an

Bộ máy Bộ Công an được sắp xếp, thay đổi lần này mang lại bước chuyển lớn, ấn tượng thật sự cho hệ thống hành chính nước ta.

Bộ Công an tinh gọn được, nơi khác chẳng có cớ nói không

Bộ Công an tinh gọn được, nơi khác chẳng có cớ nói không

Chỗ được xem là khó và nhạy cảm trong sắp xếp tổ chức bộ máy như Bộ Công an đã làm được thì nơi khác không có cớ gì để nói không.

Bộ trưởng Nội vụ: Bộ Công an bỏ tổng cục, địa phương mạnh dạn sáp nhập

Bộ trưởng Nội vụ: Bộ Công an bỏ tổng cục, địa phương mạnh dạn sáp nhập

Bộ trưởng Nội vụ nhận định việc Bộ Công an bỏ cấp tổng cục là một quyết định rất mạnh dạn, cho thấy thực tế việc dù khó cũng làm được.

Chống ‘chạy ghế’ trước khi sáp nhập bằng cách nào?

Chống ‘chạy ghế’ trước khi sáp nhập bằng cách nào?

Câu chuyện sáp nhập huyện xã, sở ngành được báo chí đặt ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ.

Hương Quỳnh