Ba thanh niên Thụy Sĩ đã tìm ra một cách thức dùng ký hiệu dễ dàng, rẻ tiền để vượt qua rào cản ngôn ngữ.

Florian, Georg, và Stefan, ba nhà sáng lập công ty IconSpeak, hy vọng rằng việc giao tiếp khó khăn do ngôn ngữ khác nhau giữa các vùng trên thế giới sẽ được giải quyết hoặc thậm chí được tháo gỡ hoàn toàn với một loại ngôn ngữ ký hiệu đầy “thiết thực và hợp lý”.

{keywords}

"Yêu thành phố"

Câu chuyện của Icon Speak bắt đầu từ Việt Nam vào tháng 4 năm 2015 khi Florian và Georg đi xe máy xuyên Việt và gặp phải sự cố. Chiếc xe máy của Georg bị chết máy tại một vùng quê miền Nam Việt Nam trong khi xe của Floran vẫn chạy tốt. Cả hai đã cố gắng kéo chiếc xe hỏng đến thị trấn gần nhất để sửa chữa.

{keywords}

“Bánh mì và những vòng tròn”

Và rồi cả hai đã gặp phải vấn đề về ngôn ngữ ngay từ đầu. Họ không biết tiếng Việt và người thợ sửa xe tại thị trấn cũng không thể nói được ngôn ngữ nào mà hai thanh niên Thụy Sỹ này hiểu được.

Georg và Florian biết về tính trạng của chiếc xe nhưng không tài nào diễn đạt cho người thợ sửa xe hiểu được.

Ngược lại người thợ sửa xe cũng không thể giải thích chính xác tình hình chiếc xe cho khách hàng của mình.

{keywords}

Dù sao thì cuối cùng họ cũng sửa được chiếc xe và trở về Nha Trang. Qua trải nghiệm đó, cả hai nghĩ đến việc tìm câu trả lời cho băn khoăn của mình:

Sau khi trở về Thụy Sỹ, hai chàng cử nhân ngành Quản Trị Kinh Doanh Florian and George đã cùng với Stefan, người bạn thời thơ ấu của Florian lên ý tưởng và xây dựng các “ngôn ngữ biểu tượng” của IconSpeak.

Stefan đã chia sẻ về chuyến phiêu lưu của IconSpeak với Đại Kỷ Nguyên qua một bức thư điện tử.

Dựa trên lý thuyết thứ bậc nhu cầu của nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow, bộ ba đã thiết kế 39 biểu tượng đầu tiên của một loại ngôn ngữ biểu tượng “thiết thực và hợp lý”.

Stefan nói rằng mục đích của họ là tạo ra một loạt các biểu tượng “hữu dụng, trung lập, dễ hiểu trên toàn cầu và không bị lỗi thời”.

Các biểu tượng thể hiện những điều căn bản như “thức ăn”, “thời gian”, và “nhà tắm” có thể giúp những người khác biệt ngôn ngữ giao tiếp với nhau hiệu quả.

Sau khi thiết kế xong các biểu tượng cơ bản, họ quyết định in chúng lên những chiếc áo phông.

{keywords}

Áo phông là một loại sản phẩm đặc thù, không cần sạc pin cũng chẳng cần phần mềm đặc dụng và chi phí không cao. Sản phẩm đầu tiên của IconSpeak đã ra đời như thế, mang tới cho dân phượt một phương tiện giao tiếp lý tưởng.

Những chiếc áo này do một công ty in ấn ở California cung cấp với nguyên liệu là sợi bông sinh học được sản xuất trong các điều kiện quy chuẩn đạo đức, vì thế sản phẩm này càng dễ đi vào lòng người.

Dòng sản phẩm đầu tiên của IconSpeak mang tên World (thế giới), bao gồm nhiều loại áo phông cho cả nam và nữ, cùng các túi xách tiện dụng với các dòng biểu tượng nhắm tới nhu cầu của dân phượt như “tiền”, “khách sạn”, và “máy bay”.

IconSpeak cũng đã ra mắt dòng sản phẩm thứ hai có tên gọi là Stories (Những Câu Chuyện) với những sản phẩm có thể kể thành một câu chuyện. Stefan nói đó sẽ là “Một câu chuyện ngắn. Một lời phát biểu”.

Stefan cho biết phần ngôn ngữ chính hiện chưa được hoàn thiện. Anh nói: “Chúng tôi đang cố gắng xây dựng ngôn ngữ này cùng các chuyên gia và cộng đồng.”

{keywords}

Công ty này cũng đã trao đổi với các nhà ngôn ngữ học và những người khuyết tật để hiểu hơn cách hoàn thiện hệ thống ngôn ngữ biểu tượng của họ.

Trong khi các sản phẩm thời trang như khăn quàng và băng-đô đang được sản xuất thì một “loạt các sản phẩm và ứng dụng khác cũng đang được phát triển, và trong đó bao gồm những tư duy phi hệ thống”.

Florian, Georg và Stefan đều tin rằng họ có thể xóa tan rào cản ngôn ngữ bằng một hệ thống ngôn ngữ biểu tượng “thiết thực và hợp lý”. Chúng ta hãy cùng chờ xem liệu họ có thể làm được điều nay hay không!

Theo DKN