Hãng tin Al Jazeera dẫn thông cáo từ chính quyền quân sự Niamey cho biết, động thái trên của họ được đưa ra nhằm đáp trả việc Đại sứ Pháp Sylvain Itte gần đây phớt lờ lời mời gặp mặt ở trụ sở Bộ Ngoại giao Niger.

 Người dân Niger đứng bên ngoài căn cứ quân sự Pháp ở Niamey. Ảnh: Reuters

“Đại sứ Pháp Sylvain Itte đã nhận được công hàm yêu cầu rời Niger trong vòng 48 giờ. Chúng tôi cần nhấn mạnh rằng, nhiều hành động được chính quyền Paris thực hiện với mục đích đi ngược lại lợi ích quốc gia của Niger cũng là một trong những nguyên nhân khiến ông Itte bị trục xuất”, thông cáo viết. 

Bộ Ngoại giao Pháp trong một tuyên bố đưa ra sau đó khẳng định, chính quyền quân sự Niamey không đủ thẩm quyền để yêu cầu Đại sứ Itte rời khỏi Niger, bởi “chỉ có chính quyền được người dân bầu mới đủ quyền yêu cầu ông Itte rời nước này”.

Ở một diễn biến khác, Chủ tịch Ủy ban Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) Omar Alieu Touray cùng ngày tuyên bố khối này bác bỏ đề xuất của chính quyền quân sự Niger về kế hoạch chuyển tiếp quyền lực trong ba năm, đồng thời khẳng định khối này để ngỏ khả năng khôi phục lại quyền lực cho Tổng thống được dân bầu Mohamed Bazoum thông qua biện pháp quân sự.

“Chúng tôi không thể chấp nhận một cuộc nổi loạn khác trong khu vực Tây Phi. Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa muộn để chính quyền quân sự xem xét lại hành động của họ và lắng nghe yêu cầu từ giới lãnh đạo các nước ở Tây Phi. ECOWAS quyết tâm ngăn chặn ‘vòng xoáy nổi loạn’ trong khu vực”, ông Touray nói với các phóng viên trong cuộc họp báo được tổ chức hôm 25/8 tại Abuja, Nigeria. 

EU không ủng hộ ý tưởng về giai đoạn chuyển tiếp ở NigerNgười phát ngôn các vấn đề đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Peter Stano cho biết, EU vẫn theo quan điểm của ECOWAS trong việc giải quyết tình hình Niger, không ủng hộ ý tưởng của chính quyền quân sự về giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 3 năm.
EU hỗ trợ ECOWAS trừng phạt quân nổi dậy ở NigerNgoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, EU hỗ trợ các nỗ lực của ECOWAS nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Niger, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt do cộng đồng này áp đặt đối với quân nổi dậy.