- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vẫn chưa phù hợp để cho học sinh làm việc linh hoạt trong tương lai.

Tại hội thảo góp ý cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thông do Viện Khoa học Tâm lí - Giáo dục tổ chức sáng 13/4, ông Phạm Đỗ Nhật Tiến (nguyên trợ lý Bộ trưởng) cho rằng, dự thảo đã có nhiều cố gắng trong việc làm rõ mục tiêu của chương trình GDPT, song cách thể hiện vẫn mang dấu ấn của việc xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận nội dung.

“Với việc chuyển sang xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận năng lực thì mục tiêu của chương trình phải được thể hiện bằng cách chỉ ra những kết quả đầu ra (learning outcomes) mà chương trình hướng tới. Dự thảo chưa đưa ra được một cách ít nhiều tường minh về các yêu cầu đạt được” – ông Tiến chỉ ra.

Trong bài trình bày tại một cuộc tọa đàm diễn ra chiều 15/4 với chủ đề Giáo dục và Cách mạng Công nghiệp (CMCN) lần thứ 4, ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch, Tổng Giám đốc DTT, sáng lập Học viện STEM cho rằng, những bước tiến của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thực ra không có gì mới vì vẫn sai về mặt tư duy.

{keywords}
Ông Nguyễn Thế Trung

Là người tham gia soạn thảo báo cáo của Bộ KHCN trình lên Chính phủ về cách mạng công nghiệp 4.0, ông Trung cho biết, vào năm 2030, thời điểm được cho là bùng nổ cuộc CMCN 4.0, công việc sẽ thay đổi về bản chất. Các công việc mới sẽ đòi hỏi kỹ năng mới về dữ liệu, phân tích, tư vấn cho con người.

Dẫn lại dự đoán trong cuốn Sách Trắng được công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, ông Trung cho hay, tính trung bình, một phần ba bộ kỹ năng cần thiết cho các việc làm hiện tại sẽ được thay thế hoàn toàn vào năm 2020.

Theo đó, linh hoạt trong đào tạo tín chỉ, hướng tới những kỹ năng phục vụ việc làm, đổi mới đào tạo theo phương thức thực học thực làm và đào tạo để đội ngũ GV thoát khỏi sự trì trệ thông qua hợp tác công - tư trong giáo dục được coi là những biện pháp quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực của thời đại 4.0.

Tuy nhiên, theo ông Trung, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vẫn chưa phù hợp để cho học sinh làm việc linh hoạt trong tương lai.

"Mặc dù chương trình mới có sự phát triển khi mở ra một số môn học tự chọn, tuy nhiên, nó vẫn được xây dựng dựa trên tư duy cai trị chứ không phải tư duy kiến tạo, phục vụ" - ông Trung cho hay.

"Vì thế, những bước tiến này không có gì mới. Và nếu tiếp tục như vậy mà không có những đột phá cụ thể thì rất khó thành công".

Chương trình giáo dục phổ thông chỉ là một công cụ, giống như việc chúng ta khẳng định phải lái xe trên một con đường và phải tuân thủ luật pháp. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta phải quyết định chúng ta sẽ lái một chiếc xe Mercedes hay một chiếc xe bò - ông Trung so sánh. "Tôi chưa nhìn thấy tư tưởng đó trong chương trình giáo dục phổ thông mới".

Học sinh học xong thì có tự lập kiếm sống được không?

Tại hội thảo góp ý chương trình giáo dục phổ thông do Viện Khoa học Tâm lí - Giáo dục tổ chức sáng 14/3, ông Bùi Gia Thịnh, nguyên cán bộ Viện KHGD Việt Nam cho rằng, về mục tiêu giáo dục, sau khi học hết bậc THCS học sinh phải lựa chọn 1 trong 3 hướng: Học lên THPT, học lên trung học chuyên nghiệp hoặc htam gia vào cuộc sống lao động.

Do đó, cần đưa vào mục tiêu giáo dục THCS nhiệm vụ giúp học sinh có khả năng lựa chọn hướng đi thích hợp cho mình sua khi học xong THCS giống như trong mục tiêu của THPT. Nếu chương trình không làm rõ được sự phân nhánh đó thì vẫn là một thiếu sót.

Đồng tình với ông Thịnh, ông Phạm Tất Dong, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, mục tiêu của THCS phải là hướng học lên THPT là hướng nghiệp. Do đó, việc viết SGK cho cấp THCS là nhằm hướng học, giúp học sinh định hướng sẽ lên học tiếp ở THPT hoặc đi học nghề.

{keywords}
TS Lê Đông Phương - Viện Khoa học Giáo dục VN

Trong khi đó, TS. Lê Đông Phương thì cho rằng, dự thảo chương trình vẫn chưa trả lời được cho phụ huynh câu hỏi, sau khi học xong chương trình GDPT thì học sinh có thể tự lập kiếm sống được không. Đó là điều quan trọng.

Đối với vấn đề hướng nghiệp, theo ông Phương, mặc dù chương trình giáo dục phổ thông đã nói nhiều về định hướng nghề nghiệp, song từ dự thảo vẫn cho thấy, nội dung hướng nghiệp vẫn đi theo khuôn cũ.

Tức là việc hướng nghiệp vẫn là dạy cho học sinh kiến thức về kỹ thuật, công nghệ và coi như vậy là đủ. Trong khi đó, hướng nghiệp trên thế giới phải trải qua nhiều giai đoạn, từ tìm hiểu, lựa chọn kế hoạch cho mình cho tới xây dựng những bước đi tiếp theo để hoàn chỉnh sự nghiệp.

"Tôi chưa thấy bóng dáng những điều này trong chương trình này" - ông Phương nói. "Theo cách này, học sinh sau khi học xong THPT vẫn sẽ lao vào hướng ĐH nghiên cứu chứ hướng ĐH ứng dụng thì chưa có".

Từ đó, ông Phương cho rằng, hướng nghiệp cần phải là một nội dung riêng biệt bên cạnh việc tích hợp, lồng ghép vào các môn học như dự thảo chương trình đã cố gắng trình bày.

  • Lê Văn