PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về vấn đề nội địa hóa của hãng xe VinFast?

GS-TS Lê Anh Tuấn: Tôi rất ấn tượng trong lần thứ 2 quay lại tham quan VinFast. Tôi rất ấn tượng về sự chuyên nghiệp, công nghệ quy trình sản xuất tinh gọn, bài bản của VinFast. Đặc biệt với công nghiệp ô tô, những phân xưởng nhà máy được đánh giá quan trọng là dập khuôn, động cơ điện, pin. Những cấu phần quan trọng đó đều nhìn thấy được sản xuất ở nhà máy của hãng.

GS.TS. Lê Anh Tuấn  .jpg
GS-TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tại VinFast, tỉ lệ nội địa hóa hiện đã đạt hơn 60% với những chi tiết quan trọng như  động cơ điện, thân vỏ, trần xe, giảm xóc… Tôi bị thuyết phục vì thực tiễn là rõ ràng. Ngoài ra, với ô tô điện, các thành tố chính còn là cell pin, pack pin, hệ thống, sạc, hệ thống truyền động, điều hòa, phần mềm điều khiển… Tôi mừng là VinFast đã đi thẳng vào những chi tiết quan trọng này để làm chủ, thể hiện Know How trong xe điện, với khả năng tự lái ngày càng cao. Bên cạnh các chi tiết bp chính, VF còn định hướng nội địa hóa các chi tiết vành xe, phanh lái, kính gương… Tổng hòa tạo ra xe VF với tỉ lệ nội địa hóa cao.

VinFast đang thể hiện vai trò tiên phong, vai trò sếu đầu đàn trong, không chỉ sản xuất mà còn xây dựng chuỗi cung ứng nội địa. Sự có mặt nhiều nhà cung cấp cho thấy điều đó. Lộ trình nội địa hóa là bước tiến chiến lược không chỉ cho VinFast mà còn cho ngành ô tô.

PV: Quay trở lại vấn đề nội tại của nội địa hóa ô tô ở Việt Nam, ông nhận thấy thế nào về tiềm lực của doanh nghiệp Việt tham gia trong chuỗi này?

GS-TS Lê Anh Tuấn: Số lượng nhà cung ứng Việt Nam rất khiêm tốn, với chỉ 300 doanh nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô với hàm lượng trung bình và thấp. Giá trị mang lại cho Việt Nam còn nhỏ. Tôi tin là với đầu tư bài bải, tỉ lệ nội địa hóa, giá trị mang lại cho Việt Nam sẽ càng ngày càng tăng lên.

2024 VinFast 33.jpg
Sản xuất phụ tùng ô tô trong nhà máy VinFast

PV: Công nghiệp hỗ trợ cho ô tô tại các nước khác ra sao và chúng ta có thể học hỏi được gì ở họ?

GS-TS Lê Anh Tuấn: Thực tế nội địa hóa các nước đã rất phát triển. Nói đến Châu Á phải kể tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan đã thành công trong việc này. Ví dụ, tại Thái Lan, công nghiệp hỗ trợ của họ phải thiết kế theo hình tháp, phía trên có 21 doanh nghiệp ô tô, dưới là các sản phẩm giá trị cao. Dưới nữa sản phẩm giá trị thấp hơn nhưng số lượng nhiều. 

Thái Lan có 525 nhà cung cấp cấp 1 và 1.687 nhà cung cấp 2 cho ô tô. Tổng giá trị công nghiệp hỗ trợ mang lại cho Thái Lan 2019 lên tới 5,4 tỉ bath. Nhưng, tỉ lệ các doanh nghiệp nội địa thuần Thái Lan hoặc doanh nghiệp do Thái Lan làm chủ chỉ chiếm 20% tổng giá trị ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. Điều đó có nghĩa là Thái Lan thành công đi theo hướng tạo ra doanh nghiệp cung cấp chuỗi cung ứng nhưng tỉ lệ DN nội địa 20% là không cao. 

PV: VinFast tuyên bố chiến lược sẽ đạt 84% tỷ lệ nội địa hóa vào năm 2026. Đây là mục tiêu rất cao và khó. Ông kỳ vọng thế nào về sự ảnh hưởng của hãng xe Việt tới công nghiệp hỗ trợ cho ô tô?

GS-TS Lê Anh Tuấn: Vì vậy, tôi kì vọng sự tiên phong của VinFast tạo ra hệ sinh thái công nghiệp ô tô với tỉ lệ doanh nghiệp nội địa cao hơn mức trên.

Về cơ chế, nếu có sự đồng hành của VinFast thì tôi tin sẽ tạo ra hệ sinh thái lớn hơn nữa cho ô tô Việt Nam, mở ra tương lai ngành công nghiệp ô tô VN và ngành sản xuất nội địa của VN với sự tiên phong của VF. VF là biểu tượng của tinh thần quyết liệt và khát vọng vươn tầm quốc tế của người Việt Nam. Điều đó tôi nghĩ chỉ có Vingroup mới có khả năng làm được.

Hy vọng thời gian tới, để thúc đẩy nội địa hóa, VinFast sẽ có sự kết nối chặt chẽ với các trường đại học - nơi đào tạo nhân lực làm chủ hệ thống, máy móc. 

Xin cảm ơn ông!

Bình Minh