Cỏ biển là gì và chúng sống ở đâu?

Theo định nghĩa của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), cỏ biển là thực vật bậc cao có rễ, cành, lá, hoa và hạt. Về mặt hình dáng, cỏ biển đa phần có lá dài xanh nên thường bị nhầm lẫn với rong biển.

Về nguồn gốc, cỏ biển xuất hiện trên Trái đất khoảng 100 triệu năm trước và hiện nay có khoảng 72 loài cỏ biển khác nhau được phát hiện, sống rải rác trên khắp 4 đại dương, được chia thành 4 nhóm chính: Zosteraceae, Hydrocharitaceae, Posidoniaceae and Cymodoceaceae. 

Về mật độ và cách thức phân bố, cỏ biển có thể hình thành các đồng cỏ dưới nước dày đặc, diện tích lớn có thể dễ dàng quan sát bằng ảnh vệ tinh. Trong đó, cỏ biển phân bố nhiều nhất ở những khu vực biển nông, nước lợ thuộc các vùng nhiệt đới và phía Bắc đường xích đạo lên vùng Bắc Cực.

Về đóng góp cho hệ sinh thái, cỏ biển được đánh giá là một trong những hệ sinh thái hiệu cung cấp môi trường sống và thức ăn cho nhiều loại động vật biển, từ động vật không xương sống nhỏ đến cá lớn, cua, rùa, động vật có vú và chim.

Về đặc điểm hình thái, tuy cỏ biển và rong biển có bề ngoài khá giống nhau nhưng chúng lại là những loài thực vật khác nhau. Cụ thể, cỏ biển thuộc một nhóm thực vật lá đơn, có rễ và tĩnh mạch, sản xuất hoa và hạt. 

co bien.jpg
Các khu vực ven bờ TP Nha Trang, Khánh Hòa có những thảm cỏ biển bên cạnh những rặng san hô.

Hạt diệp lục của cỏ biển sử dụng năng lượng mặt trời để chuyển đổi CO2 và nước thành đường và oxy để sinh trưởng thông qua quá trình quang hợp. Chất dinh dưỡng và nước trong thân cây cỏ biển được lưu thông như những loài thực vật trên cạn.

Cụ thể, trong thân của cỏ biển có các túi khí giúp chúng có thể nổi lá lên bề mặt nước biển để quang hợp (trao đổi oxy và CO2). Và cũng giống như các cây có hoa khác ở trên cạn, rễ của cỏ biển cũng cắm sâu vào bùn của đại dương để có thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

Một đặc điểm khá thú vụ là cỏ biển có sức sống mạnh liệt. Chúng có khả năng chịu được tác động của sóng, thủy triều và dòng chảy/ hải lưu. Nếu thân nổi bị gió bão làm hư hại thì phần thân chìm  và rễ của cỏ biển lại giúp chúng tái sinh nhanh chóng.

Bền bỉ và thế nhưng loài cỏ biển lại rất dễ bị chết hàng loạt khi các vùng nước biển bị ô nhiễm hoặc không gian sống bị xâm hại. Kẻ thù lớn nhất của cỏ biển chính là các sự cố tràn dầu trên biển hay nước thải công nghiệp từ đất liền đỏ ra đại dương.

Cỏ biển ở Việt Nam và lí do cần bảo tồn

Theo TS Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang: Cỏ biển phát triển trong vùng nước mặn và nước lợ trên toàn thế giới, điển hình dọc theo bờ biển dốc, có chức năng bảo vệ bờ biển. Bởi vì chúng phụ thuộc vào ánh sáng để quang hợp, nên thường được tìm thấy ở độ sâu nông nơi có thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Nhiều loài cỏ biển sống ở độ sâu từ 1 đến 3 mét, nhưng có loài Halophila decipiens đã được tìm thấy ở độ sâu 58 mét.

Có điều thú vị là cỏ biển có mặt ở hầu hết các vùng duyên hải trên thế giới, đặc biệt trong vùng nước nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương - nơi có độ đa dạng sinh học cao nhất - với 14 loài cỏ biển phát triển cùng nhau. Nam Cực là lục địa duy nhất không có cỏ biển. Còn ở Việt Nam, cỏ biển có nhiều ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Ví dụ như ở Khánh Hòa có loài cỏ biển Enhalusacoroides, riêng phần thân ngầm đã dài đến 40-50 cm.

Điều thú vị là các loài cá biển, hải sản giá trị kinh tế cao rất thích trú ngụ trong các rặng san hô, bãi ngầm và rừng cỏ biển. Nói không ngoa khi cỏ biển chính là ngôi nhà cho các loài hai mảnh vỏ (bạch tuộc, mực ống, mực nang, ốc sên…), bọt biển, giáp xác (tôm, cua, copepods, isopods và amphipods), động vật đáy như giun nhiều tơ, nhím biển, hải quỳ… Do những lợi ích này, cỏ biển được các tổ chức môi trường xếp vào một trong ba hệ sinh thái có giá trị nhất trên thế giới. 

Cụ thể về phân bố, theo TS Đào Việt Hà, các vùng biển nông của Việt Nam có 16 loài cỏ biển đã được xác định thuộc 4 họ, 9 chi, gồm: cỏ Xoan, cỏ Vích, cỏ Lá dừa, cỏ Kiệu, cỏ Hẹ, cỏ Năn biển, cỏ Đốt tre, cỏ Lươn, và cỏ Kim… Về diện tích, các thảm cỏ biển ở Việt Nam rộng khoảng 18.130 ha nhưng có nguy cơ bị thu hẹp diện tích do hoạt động xâm lấn của con người và những tác động của môi trường (ô nhiễm trắng, các sự cố tràn dầu và ô nhiễm vùng nước ven bờ do hoạt động xả thải từ đất liền hoặc nuôi biển).

“Do môi trường sống của cỏ biển chịu sự tác động của sóng, gió, dòng chảy và chất lượng nguồn nước nên việc bảo tồn các loài cỏ biển khá khó khăn. Việt Nam có may mắn trong các nước có diện tích cỏ biển lớn nên rất cần nghiên cứu và bảo tồn. Bởi cỏ biển tại các khu bảo tồn biển hay các khu dự trữ sinh quyển cùng với các rặng san hô chính là nơi trú ngụ cho các loài sinh vật biển cư trú, ẩn nấp, sinh trưởng. Hệ thống rễ và thân ngầm chằng chịt của cỏ biển còn có tác dụng giữ và cố định nền đáy, chống xói lở cho các vùng ven bờ”, TS Đào Việt Hà nói.

Cũng theo TS Hà, không chỉ có vai trò cùng với các hệ sinh thái rừng ngập mặn và san hô, hệ sinh thái cỏ biển có vai trò quan trọng đối với vùng nước ven bờ, thực hiện các chức năng về cơ học và sinh học tạo nên chuỗi thức ăn ở vùng biển ven bờ. Ngay bản thân cỏ biển cũng là loại thực phẩm có giá trị kinh tế. Theo ước tính của UNEP, mỗi ha cỏ biển (rộng chừng khoảng hai sân bóng đá) đã có thể cung cấp các dịch vụ trị giá trên 19.000 USD/năm.

Thành Huế và nhóm PV, BTV