Trong 5 tháng đầu năm 2021, Thụy Sĩ đẩy mạnh nhập khẩu các nhóm hàng như sản phẩm thực phẩm, đồ uống, quần áo, đồ nội thất, sản phẩm cao su và nhựa… Đây đều là những mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu.

Một số nhóm hàng hóa của Việt Nam mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang có xu hướng tăng thị phần tại Thụy Sĩ như máy tính, sản phẩm điện tử và quang học; thiết bị điện; quần áo may mặc; sản phẩm cao su và nhựa; da và các sản phẩm liên quan; các sản phẩm khoáng phi kim loại khác; gỗ và các sản phẩm bằng gỗ và nứa, trừ đồ nội thất; các sản phẩm bằng rơm và vật liệu tết bện…

Về quan hệ Việt Nam-Thụy Sĩ, Đại sứ Lê Linh Lan đánh giá Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng và là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng đầu tư khoảng 2 tỷ USD, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện lực.

{keywords}
Cơ hội hàng Việt xuất khẩu sang thị trường Thuỵ Sỹ

Hiện có khoảng gần 100 doanh nghiệp, tập đoàn tên tuổi lớn của Thụy Sĩ như Nestlé, Novatis, Roche (dược phẩm), Holcim (xi măng), ABB (thiết bị điện) đang hoạt động ở Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN của Thụy Sĩ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2019 đạt hơn 3,6 tỷ USD.

Từ năm 2012, Việt Nam và Khối Thương mại tự do châu Âu (EFTA) bao gồm 4 nước Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein chính thức đàm phán FTA. Hiện hai bên đang đẩy nhanh tiến trình đàm phán FTA để sớm hoàn tất việc ký kết Hiệp định trong năm 2021 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao (1971-2021).

Đại sứ Lê Linh Lan khẳng định cơ hội và tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Sĩ, thời gian tới còn rất lớn.

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Thụy Sĩ, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến các yêu cầu đối với những sản phẩm chất lượng, có trách nhiệm xã hội và môi trường của người dân Thụy Sĩ.

Anh Phương