- Sự việc xảy ra tới nay con tôi đã tới độ đi học nhưng vẫn chưa được khai sinh, mặc dù gia đình đã nhiều lần đề nghị được UBND xã đăng ký khai sinh cho cháu nhưng vẫn bị từ chối
TIN BÀI KHÁC
Tự nguyện dâng hiến nhưng bố mẹ bạn gái kiện....
Cho con ngoài giá thú hưởng thừa kế...
Thừa điện thì ‘khuyến mãi’ cho bà con...
Nghỉ dưỡng thai sản mà lại bị trừ lương?
Trăn trở...bán gạo mua iphone
(Ảnh minh họa) |
Tôi bị năng lực hành vi hạn chế, chồng thì nghiện rượu, giảm khả năng lao động, cuộc sống vất vả, đói nghèo quanh năm, trong gia đình không có vật gì đáng giá trên 100 nghìn. Khi tôi sinh con thì khó sinh nên được bà con đưa tới bệnh viện huyện nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên không có khả năng thanh toán được tiền viện phí. Vì vậy tôi đã tự ý bế con về nhà và đưa con tới UBND xã để xin khai sinh nhưng bị từ chối vì Bệnh viện đã gửi giấy về xã đề nghị không cho khai sinh vì chưa thanh toán viện phí.
Sự việc xảy ra tới nay con tôi đã tới tuổi đi học nhưng vẫn chưa được khai sinh, mặc dù gia đình đã nhiều lần đề nghị được UBND xã đăng ký khai sinh cho cháu nhưng vẫn bị từ chối vì lý do nêu trên.
Vậy, tôi phải làm thế nào để cháu được khai sinh và đi học? Vụ việc trên có dấu hiệu vi phạm quyền nhân thân hay không? UBND xã đã làm đúng các quy trình pháp luật chưa? nguyenmyngan0812@...
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị Định Số: 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định:
Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Như vậy trong trường hợp của bạn, việc nợ viện phí và trách nhiệm dân sự của bạn với bệnh viện, UBND xã dựa vào lý do này để từ chối việc đăng ký khai sinh là không đúng quy định của pháp luật.
Bạn có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND xã để được giải quyết. Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thì thời hạn nói trên được kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).