Từ ngày 15/5, CSGT Công an TP.HCM ra quân tổng kiểm soát triển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ kéo dài 1 tháng. So với những lần trước thì đợt này CSGT được phép dừng các phương tiện mà không cần có lỗi ban đầu. 

Do đó, khi tham gia giao thông, người dân buộc phải mang đầy đủ nhiều loại giấy tờ liên quan như đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy tờ tùy thân và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc (bảo hiểm).

Trước việc CSGT phạt 'rát', nhiều người đổ xô mua bảo hiểm xe máy. Đây là loại giấy tờ mà trước đây người dân ít quan tâm. Đồng thời, cũng là cơ hội cho các công ty bảo hiểm, người bán bảo hiểm lề đường tất bật ghi phiếu.

{keywords}
Theo ghi nhận, các điểm bán bảo hiểm xe máy xuất hiện ở rất nhiều tuyến đường TP.HCM, đặc biệt là các cửa ngõ, trường đại học, khu công nghiệp
{keywords}
Điển hình là các tuyến đường xa lộ Hà Nội thuộc địa bàn quận 9 và Thủ Đức, đường Mai Chí Thọ (quận 2), quốc lộ 13 (quận Thủ Đức).....
{keywords}
Các điểm bán bảo hiểm xe máy 'mọc lên như nấm sau mưa'. Người bán chỉ cần đặt bảng bán bảo hiểm xe máy dọc 2 bên lề đường và người đi đường liên tục tấp vào mua bán nhộn nhịp
{keywords}
Thúy An (sinh viên đại học tại TP.HCM) cho biết, nắm bắt thông tin CSGT tổng kiểm tra giấy tờ người điều khiển phương tiện và 'sốt' bảo hiểm nên cùng nhóm bạn nhận bán bảo hiểm xe máy cho các đại lý
{keywords}
"Trước mình cũng đã bán bảo hiểm xe máy, nhưng mỗi ngày chỉ khoảng 20 tờ. Mấy ngày qua, lượng khách đến hỏi mua rất đông, nên số lượng bán được khá lớn, khoảng 260 bảo hiểm xe"- nữ sinh viên chia sẻ và cho biết phải liên tục viết phiếu bảo hiểm và người dân chủ yếu đến hỏi mua bảo hiểm xe máy
{keywords}
Theo quan sát, các điểm bán bảo hiểm dọc đường thường trưng bảng với phần ghi chữ số tiền 10.000 đồng khá to, trong khi đó phần chữ ‘bảo hiểm tự nguyện’ khá nhỏ
{keywords}
Nhiều người lầm tưởng loại bảo hiểm 10.000 đồng là đủ, nhưng đây chỉ là bảo hiểm cho người, không liên quan gì đến bảo hiểm xe máy. Do vậy, khi bị CSGT dừng kiểm tra thì người mua bảo hiểm này sẽ bị phạt từ 80.000-120.000 đồng
{keywords}
Theo đó, bảo hiểm xe máy bán dọc các tuyến đường có mức giá 65.000 đồng/năm cho cả xe và người, nếu chọn thời hạn 2 năm là 85.000 đồng. Trường hợp khách mua bảo hiểm chỉ dành cho xe gắn máy (không bảo hiểm cho người) là 50.000 đồng/năm và 70.000 đồng/2 năm. Nếu chỉ mua bảo hiểm cho người mà không mua cho xe thì 10.000 đồng/năm và 15.000 đồng/2 năm

 

{keywords}
Bảo hiểm xe máy cũng được bán tràn trên mạng xã hội với mức giá ưu đãi so với giá niêm yết của Bộ Tài chính

 

Bảo hiểm xe máy có 2 loại gồm bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm bắt buộc có tên chính xác là Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Còn bảo hiểm tự nguyện gọi đầy đủ là Giấy chứng nhận bảo hiểm tự nguyện.

Trong đó, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm bắt buộc) là một trong những giấy tờ người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện. Do đó, người điều khiển phương tiện phải mang theo bảo hiểm bắt buộc còn bảo hiểm tự nguyện có thể có hoặc không.

Mức phí bảo hiểm bắt buộc hiện nay được niêm yết là: 55.000 đồng cho xe gắn máy từ 50cc trở xuống. 60.000 đồng cho xe máy từ 50cc trở lên. Phí bảo hiểm trên chưa bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng.

Và theo quy định, phí bảo hiểm xe máy bắt buộc là 66.000 đồng/năm và không được khuyến mại dưới mọi hình thức. 
CSGT 'mỏi tay' ghi phiếu phạt, người vi phạm đứng tràn ngã tư Sài Gòn

CSGT 'mỏi tay' ghi phiếu phạt, người vi phạm đứng tràn ngã tư Sài Gòn

Chỉ trong 30 phút, CSGT TP.HCM dừng, kiểm tra hàng chục trường hợp, trong đó phát hiện các lỗi vi phạm về nồng độ cồn, không mang theo giấy tờ xe.  

Tuấn Kiệt