Đại diện Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam cho biết, thực hiện Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa; Quyết định số 535/QĐ-TTg ngày 20/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 và Quyết định số 1750/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2022 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Giao thông vận tải năm 2023, trong những năm qua, Cục đã luôn nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao.

 Xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và thường xuyên của ngành đường thủy nội địa, Cục đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đã phân công rõ trách nhiệm cho từng đơn vị trực thuộc, đặc biệt là là người đứng đầu các đơn vị trực thuộc trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Bên cạnh đó, Cục chú trọng, thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát và thực hiện công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, để các lực lượng quản lý có nhận thức và hành động với tác động tiêu cực ngày càng phức tạp của thiên tai, để nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó cho lực lượng quản lý, CBCNV thuộc Cục và các đơn vị trực thuộc.

Cục cũng thực hiện rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đồng bộ của ngành đường thủy nội địa, đặc biệt quan tâm đến công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai, trong đó có nội dung kiến nghị các cấp có thẩm quyền bố trí huy động nguồn lực nhà nước hoặc kết hợp xã hội hóa nguồn lực hợp pháp khác phục vụ mục đích phòng ngừa, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

W-dien-tap-cuu-nan-1.jpeg
Kiểm tra công tác đảm bảo toàn trên tàu.

Song song với đó là rà soát để kiện toàn lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các đơn vị trực thuộc Cục để đảm bảo công tác khắc phục hậu quả thiên tai được nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả...  

Đại diện Cục Đường thuỷ nội địa cũng cho biết thêm, với mục tiêu xuyên suốt là chủ động phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới, nhằm giảm thiểu tổn thất về người và tài sản khi thiên tai xảy ra, đảm bảo an toàn trước thiên tai đối với lĩnh vực đường thủy nội địa.

Đây là nhiệm vụ được thể hiện tại Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính Phủ; kế hoạch số 2040/QĐ-BGTVT ngày 30/11/2021 của Bộ GTVT, do đó, thời gian qua với chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đang thực hiện rà soát hệ thống pháp luật lĩnh vực đường thủy nội địa, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý chỉ đạo, điều hành của Cục, trong công tác triển khai phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, đảm bảo kịp thời và hiệu quả.

Cục cũng triển khai kiện toàn lực lượng làm công tác PCTT& TKCN được tinh gọn chuyên nghiệp; có kỹ năng và được trang bị kiến thức đảm bảo yêu cầu thực tiễn hiện nay; Thực hiện trang bị các phương tiện thiết bị cần thiết để công tác chỉ đạo điều hành được xuyên suốt nhanh chóng, kịp thời.

Sau một loạt những biện pháp tích cực, đến nay Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng thời nghiên cứu để bổ sung các chế tài đảm bảo thực thi pháp luật, trong hoạt động phòng chống thiên tai; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định đảm bảo yêu cầu về phòng chống thiên tai nhất là các công trình cầu vượt sông, kè chỉnh trị dòng, các hệ thống báo hiệu, phao neo trụ neo trên các tuyến ĐTNĐ quốc gia, các công trình phòng chống bão lũ chống sạt lở bờ sông...

“Công tác phê duyệt các công tác đầu tư xây dựng công trình và công trình bảo trì lĩnh vực ĐTNĐ ở giai đoạn hiện tại, phải có tính đến việc sử dụng vật liệu mới có sức chống chịu, phòng ngừa, ứng phó thiên tai khắc nghiệt giai đoạn hiện nay; Xây dựng mới, nâng cấp các công trình trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tuân thủ theo quy hoạch nhằm chủ động ứng phó thiên tai; Thực hiện rà soát quy hoạch vùng và quy định của pháp luật về quy hoạch trên cơ sở rà soát đánh giá lại hệ thống kết cấu hạ tầng thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa có tính đến yếu tố ảnh hưởng thiên tai...; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật; tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác PCTT&TKCN theo quy định của pháp luật hiện hành”, đại diện Cục Đường thuỷ nội địa thông tin. 

Ngoài ra, Cục Đường thuỷ nội địa đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền trang bị, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, trang bị các thiết bị hiện đại để xử lý các tính huống khẩn cấp....

Đến nay, đơn vị này đã và đang thực hiện đồng bộ các nội dung như: Hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về phòng chống thiên tai; thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật, kỹ năng nâng cao nhận thức cho lực lượng quản lý nhà nước lĩnh vực ĐTNĐ; nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai; Thường xuyên rà soát, cập nhật việc áp dụng khoa học công nghệ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thủy đảm bảo kịp thời ứng phó phù hợp giai đoạn thời tiết cực đoan hiện đảm bảo việc ứng phó kịp thời hiệu quả, hạn chế tổn thất do thiên tai gây ra.

Ngô Huyền và nhóm PV, BTV