Chúng tôi đứng lặng người trước những tấm ảnh ghi lại nỗi nhọc nhằn của những người sống về nghề gốm tại vùng sông nước Vĩnh Long, Sa Đéc.
Ít ai - nếu chỉ mới xem qua - dám nghĩ rằng tác giả là một người nước ngoài bởi góc nhìn về cuộc sống của người Việt Nam được thể hiện quá sâu sắc.
Những người nông dân leo dừa, đống dừa với những đứa trẻ rám nắng, những mảnh đời cơ nhỡ thậm chí cả những nơi mà giờ đây không còn như nhà giữ xe thương xá Tax, khu Thủ Thiêm được tác giả trân trọng như những kỷ niệm thân thương.
Ông Othmar Hardegger, Tổng lãnh sự Thụy Sĩ tại TPHCM (mặc comple) và ông McFreddy trong lễ khai mạc triển lãm. |
Tác giả ảnh, ông McFreddy, một người nông dân Thụy Sĩ đã không quản ngại lặn lội vào tận nơi sơn cùng thủy tận để có những tác phẩm mà ít ai có thể làm được, để đến hôm nay, triễn lãm ảnh có chủ đề "Cuộc sống ở Việt Nam từ năm 2005 - 2017" được khai mạc với hơn 300 bức ảnh độc đáo thể hiện cuộc sống của người dân Việt Nam trong không gian đầy sáng tạo.
Rất đông khách nước ngoài tham dự triển lãm. |
McFeddy sinh ra và lớn lên tại Thụy Sĩ với giấc mơ trở thành nhà quay phim nhưng lại bén duyên với chiếc máy ảnh. Trong suốt 35 năm qua ông đã thực hiện khá nhiều phóng sự ảnh đăng trên các báo Thụy Sĩ.
Trong một lần đến Việt Nam làm tình nguyện viên cho "Ngôi nhà may mắn", một tổ chức phi chính phủ, ông phát hiện mình say mê với con người và đất nước Việt Nam. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây vì khung cảnh rất yên bình.
Ông McFreddy hướng dẫn khách tham quan. |
Vốn xuất thân từ nông dân nên những gì liên quan đến đất là điều khiến ông đặc biệt quan tâm. Ông chọn Vĩnh Long là điểm đến đầu tiên trong hành trình của mình và bộ ảnh “Gốm” ra đời từ đây. Những bức ảnh trong phòng triễn lãm mang tên “Gốm” không lột tả từng quy trình sản xuất cuả lò nung mà chỉ thể hiện các hoạt động của người lao động, các hoạt động rất đời thường nhưng vô cùng gần gũi, thể hiện rõ tính chất của con người nơi đây, đoan hậu, cần cù, hăng say lao động.
Tiếp tục cuộc hành trình ông tình cờ gặp một cô sinh viên tên Thúy quê ở Bến Tre. Hai người bắt đầu cuộc khám phá mới trên chiếc xe máy đến huyện Mỏ Cày. Quá thích thú cảnh vật nơi đây, ông đã đừng lại và thực hiện bộ ảnh thứ 2 mang tên “Dừa”.
Ngôi nhà may mắn. |
Ông lang thang khắp vùng. Những tấm hình được ghi lại bằng góc nhìn mới lạ và đầy thu hút qua các sản phẩm thủ công của người dân với nguyên liệu từ cây dừa. Xã hội ngày càng phát triển, công việc làm thủ công có nguy cơ bị mai một dần và có thể sẽ sớm biến mất.
Phơi rơm |
Trở lại Sài Gòn ông tìm đến Thủ Thiêm nơi có một ngôi làng lớn với rất nhiều người dân sinh sống và làm việc. Ông theo dõi rất tỉ mỉ từng chuyển biến nơi đây. Khu dân cư sẽ phải giải tỏa để xây dựng những dự án mới. Trong suốt quá trình đó ông đã ghi nhận nhiều hình ảnh. Sự mệt nhọc của người dân khi cố gắng tìm một công việc kiếm sống giữa những đổi thay được khắc họa rõ nét.
Đóng rơm thành từng khối |
Điều đặc biệt trong buổi triễn lãm là ông McFreddy đã kịp chụp lại những tấm ảnh của nhà để xe thương xá Tax trước khi bị phá hủy. Những hình ảnh qua ống kính của ông thật gần gũi, từ bác bảo vệ thu vé đến em bé hớn hở được mẹ chở về trên chiếc xe máy cũ và khung cảnh những hàng xe nối dài được sắp ngay ngắn thẳng tắp.
Leo dừa |
Chị Phúc - một khách xem triển lãm cho biết: “Nhìn những hình ảnh này tôi rất xúc động. Nó nhắc về kí ức một thuở xa xưa. Hiện nhà để xe không còn vì đã bị phá hủy theo thương xá Tax nên những tấm hình này rất có giá trị về tinh thần, những hình ảnh không bao giờ tìm lại được”.
Đi bán dừa |
Sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến những ghi nhận của ông đối với "Ngôi nhà may mắn". Đây là tên gọi của một tổ chức phi chính phủ do bà Tim Aline Rebeaud sáng lập để nuôi dưỡng các em người khuyết tật và người cơ nhỡ được ra đời cách đây 25 năm.
Tâm sự với chúng tôi, ông Mc Freddy nói: “ Tôi rất có duyên với Ngôi nhà may mắn. Lúc đầu tôi rất sợ những người ngồi xe lăn nhưng sau thời gian ở chung cùng sinh hoạt cùng chia sẻ tôi xem họ như anh em của mình. Tôi có rất nhiều tình cảm và yêu thương dành cho những mảnh đời nghiệt ngã ấy”.
Ánh mắt trẻ thơ |
Bộ ảnh Ngôi nhà may mắn của ông đạt được thành công ngoài sức tưởng tượng nhờ vào những cảm xúc chân thật.
Đồ gốm |
Bãi xe thương xá Tax |
Công nhân làm việc ở Thủ Thiêm |
Giải tỏa khu Thủ Thiêm |
Triễn lãm được diễn ra từ ngày 4 -15/5 tại Bảo tàng mỹ thuật, 97 Phó Đức Chính (P. Bến Thành Q. 1 TP.HCM). Phát biểu trong buổi lễ khai mạc, ông Mc Freddy cho biết: "Khi quan sát các bức ảnh quí vị sẽ khám phá ra không chỉ là những bức hình đẹp mà còn có cả những câu chuyện hay - câu chuyện về những con người bình dị đang làm công việc của mình. Những bức ảnh nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống đa phần được thể hiện qua những điều giản dị hàng ngày".
Chốn nương ẩn của người đàn bà nửa đời bôn ba, nửa đời cô độc
“Khi đã ở dốc bên kia của cuộc đời, người ta càng thèm khát một mái ấm tình thân hơn. Thế nhưng, số phận đã đưa đẩy thì một mái nhà như thế này cũng đã là hạnh phúc lắm rồi”.
Gia cảnh xót xa của nữ anh hùng cứu 34 người chìm đò ở Hà Tĩnh
Người đàn bà từng dũng cảm cứu sống 34 người chìm đò khi về già sống trong nghèo khó và nợ nần chồng chất khiến không ít người xót xa.
Hằng Ni