Trần Bắc Hà một đời quyền lực

Ngày 18/7/2019, ông Trần Bắc Hà đã tử vong tại trại tạm giam sau hơn 7 tháng bị khởi tố, bắt tạm giam. Nguyên nhân ông Hà tử vong được cho là do ung thư gan.

Trần Bắc Hà được xem là ông trùm trong lĩnh vực ngân hàng với gần 9 năm ở cương vị cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV).

Tháng 5/2018, ông Hà bị Ủy ban Kiểm tra TƯ kết luận có những vi phạm rất nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Cuối tháng 6/2018, ông Hà bị đề nghị kỷ luật khai trừ Đảng do làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và ngân hàng BIDV; gây bức xúc trong xã hội. Trong đó, có sai phạm trong việc cho vay 4.700 tỷ đồng cho 12 công ty của Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Ngày 29/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) tống đạt quyết định khởi tố bị can Trần Bắc Hà cùng 3 thuộc cấp về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

{keywords}

Nguyễn Đăng Quang bất ngờ 'đánh mất' gần 2.500 tỷ

Trong vòng 1 tuần qua, MSN đánh mất hơn 8% và thiệt hại kể từ đầu tháng 7 đến nay là 11,45% (giảm 9.800 đồng mỗi cổ phiếu). Do đó, diễn biến của MSN vừa rồi có thể do cắt lỗ ngắn hạn của giới đầu tư và đặc biệt là hoạt động bán ra từ khối ngoại (1,17 triệu cổ phiếu).

Tính ra, hôm qua, vốn hoá thị trường MaSan đã bị kéo giảm khoảng 4.676 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT MaSan với sở hữu (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) hơn 252 triệu cổ phiếu MSN đã đánh mất gần 2.500 tỷ đồng trong giá trị tài sản chứng khoán so với thời điểm đầu tháng 7.

Tạp chí Forbes cũng đã ghi nhận thêm 2 gương mặt tỷ phú Việt mới trong danh sách tỷ phú USD giàu nhất thế giới năm 2018. Ngay từ 2018, ông Nguyễn Đăng Quang đã được Bloomberg ghi nhận là 1 trong 2 tỷ phú USD mới của tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2018 với tài sản khoảng 1,2 tỷ USD.

Ông Quang cũng trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Techcombank (TCB), Coninco (CNN)…

Nữ tướng chứng khoán thu ngay trăm tỷ

CTCP Chứng khoán Bản Việt - VCSC (VCI) của bà Nguyễn Thanh Phượng đặt kế hoạch kinh doanh 2019 khá thận trọng. Doanh thu dự kiến đạt 1,65 ngàn tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ còn 680 tỷ đồng, giảm hơn 17% so với năm 2018.

Tuy nhiên, đây vẫn là những con số đáng mơ ước đối với nhiều công ty chứng khoán. Nó cho thấy thế mạnh mà ít đối thủ nào có được.

Trong năm 2018, Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng ghi nhận sự bứt phá kỷ lục, với doanh thu hơn 1,82 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 1 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 820 tỷ đồng.

Chứng khoán Bản Việt của bà Phượng thậm chí còn bất ngờ vươn lên vị trí số 1 về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong quý 4/2018 với 17,04% thị phần, vượt qua Chứng khoán Sài Gòn (SSI) của ông trùm chứng khoán Nguyễn Duy Hưng (SSI 15%).

Cú lật thế cờ của doanh nghiệp bà Nguyễn Thanh Phượng nhiều khả năng nhờ thương vụ CTCP Tập đoàn Masan (MSN) của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang bán toàn bộ 110 triệu cổ phiếu quỹ cho Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc thu về 470 triệu USD.

{keywords}

Trùm cá tra bán tài sản trả nợ

Ông trùm cá tra một thời Dương Ngọc Minh gần đây tiếp tục bán tài sản của doanh nghiệp để phục hồi. Khoản lỗ bất ngờ sau soát xét nửa đầu năm (niên độ 01/10/2018-31/3/2019 từ lãi 25 tỷ thành lỗ hơn trăm tỷ đồng) góp phần khiến Thủy sản Hùng Vương thêm khó khăn.

Hồi tháng 4, Thủy sản Hùng Vương gặp cú sốc với kết quả đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR 14) của Mỹ khi bị áp mức thuế chống bán phá giá cao nhất trong nhóm các doanh nghiệp thủy sản. Mức thuế mà HVG bị áp là: 3,87 USD/kg (so với mức 0 USD/kg của kết quả sơ bộ).

Cổ phiếu HVG của Hùng Vương hiện đang ở vùng đáy lịch sử, quanh ngưỡng 3.000 đồng/cp, so với mức khoảng 23.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi năm 2014.

Cái tôi của doanh nghiệp Việt

"Tôi rất mong muốn các doanh nghiệp không chỉ Vingroup, Viettel mà các doanh nghiệp Việt Nam mình gắn kết được với nhau để làm việc", Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ về sự liên kết của doanh nghiệp Việt Nam trong một buổi trò chuyện cách đây vài năm. Ông Vượng lấy ví dụ về các doanh nghiệp Trung Quốc rất gắn kết, hỗ trợ và bảo trợ nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp Hong Kong. Thậm chí họ còn có triết lý "không có doanh nghiệp Hong Kong phá sản", bởi khi một doanh nghiệp gặp khó sẽ có nhiều doanh nghiệp đồng hương cùng quay lại giúp đỡ, gánh vác cùng.

Tất nhiên với doanh nghiệp Việt Nam, ông Vượng cũng cho rằng: "Mình chưa cần phát triển đến mức độ như vậy, vì thực sự cũng chưa khả thi nhưng ít nhất ở mức độ nào đấy mình đoàn kết, hỗ trợ nhau, giảm được cái tôi trong mình đi".

"Mọi người chỉ nghĩ đến những ngày thịnh mà không nghĩ đến ngày suy, không nghĩ đến ngày trái gió trở trời mình hoàn toàn có thể khó khăn. Lúc đấy ai sẽ giúp mình?", Chủ tịch Vingroup đặt câu hỏi. Theo ông Vượng, trên thương trường, thực sự phải có đối thủ cạnh tranh đủ mạnh, đủ tầm doanh nghiệp của mình mới lớn được.

Từ một cửa hàng nhỏ đến doanh nghiệp tỉ đô

Khởi nguồn từ một cửa hàng nhỏ nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP HCM, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã liên tục tăng trưởng ngoạn mục, mở rộng từ bán lẻ điện thoại sang điện máy rồi đến thực phẩm tiêu dùng, vượt qua những tên tuổi kỳ cựu để vươn lên trở thành một trong những nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam, có quy mô tỉ đô như hiện nay.

{keywords}

Năm 2008, doanh thu của công ty chỉ là 1.960 tỉ đồng, 10 năm sau đã tăng lên 86.516 tỉ đồng, cao gấp 44 lần. Lợi nhuận ròng năm 2018 đạt 2.880 tỉ đồng, cao gấp gần 59 lần năm 2009. Đi qua 1 thập kỷ rưỡi, Thế Giới Di Động trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 2 Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Tài cho biết: “Chúng tôi đã đạt được những ước mơ của mình trong suốt 15 năm qua. Chúng tôi sẽ vẫn mơ những giấc mơ lớn cho ngành bán lẻ và mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội, cộng đồng”.

"Con gà đẻ trứng vàng" của ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Được biết đến là "ông vua" kinh doanh hàng hiệu tại Việt Nam nhưng thực tế thì lợi nhuận các công ty kinh doanh thời trang, mỹ phẩm cao cấp của ông Hạnh Nguyễn lại có lợi nhuận kém xa so với Sasco.

Năm 2018, Sasco đạt hơn 400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong khi công ty ACFC và DAFC - cũng là 2 cổ đông chính của Sasco - chỉ có lợi nhuận lần lượt là 107 tỷ và 31 tỷ đồng.

Bên cạnh Sasco, Tập đoàn IPP còn đầu tư khá nhiều hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hàng không. IPP là cổ đông chính của Nhà ga Quốc tế Cam Ranh.
Địa bàn hoạt động của Sasco chủ yếu ở TP.HCM, khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Cam Ranh mở rộng, ngoài ra công ty cũng thực hiện kinh doanh dịch vụ tại Phú Quốc với một resort Sasco Blue Lagoon. Đây đều là các sân bay bị quá tải công suất và rất đông hành khách quốc tế.

Nguyễn Quốc Cường lập công ty riêng

Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, ông Cường cho biết Chánh Nghĩa Quốc Cường là công ty "con đẻ" của mình và phải gây dựng để khẳng định thương hiệu cá nhân. Những vấn đề của QCGL không làm ảnh hưởng đến kế hoạch và chiến lược của Chánh Nghĩa Quốc Cường vì có một hướng đi riêng biệt, đội ngũ cán bộ hoàn toàn mới.

Trong cơ cấu cổ đông của Chánh Nghĩa Quốc Cường, hai cá nhân gồm ông Vương Kim Soa và bà Lý Kim Hoa nắm tổng cộng 69,2% vốn, theo số liệu cập nhật mới nhất. Hai người là vợ chồng và có địa chỉ tại phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Ông Soa và bà Hoa cũng là chủ sở hữu hai thửa đất diện tích 8.676 m2 tại phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, đã được nhà nước công nhận và giao đất, không thu tiền sử dụng đất, theo Agribank.

Bảo Anh(Tổng hợp)