350 đại biểu tham dự hội nghị đến từ các hội, hiệp hội DN địa phương, các DN, nhà đầu tư đến từ 14 tỉnh, thành phố trên cả nước và các đại biểu nước ngoài. Hội nghị Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sáng nay, 5/7 tại Đà Nẵng.

Hội nghị nhằm tạo điều kiện cho các DN công nghiệp hỗ trợ hợp tác. Đồng thời, thúc đẩy liên kết giữa các DN công nghiệp hỗ trợ với các DN sản xuất, lắp ráp lớn, các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài để thâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Góp phần khuyến khích các DN đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và khu vực miền Trung - Tây Nguyên...

{keywords}
Đà Nẵng thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hỗ trợ

Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhận định, hội nghị nhằm giúp các DN tiếp cận thông tin đầy đủ và cụ thể hóa đường hướng, sự phát triển của các DN  FDI và các DN sản xuất đầu cuối. Đây cũng là thách thức, nhưng cũng là yêu cầu sống còn của các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước. Qua đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Chuỗi giá trị toàn cầu là thách thức, đồng thời cũng là yêu cầu sống còn của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Lâu nay chúng ta đã nói rất nhiều đến chuỗi giá trị và ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu chúng ta có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu”, Thứ trưởng nói.

Trong thời gian tới Đà Nẵng sẽ tập trung phát triển theo 5 hướng đột phá chiến lược gồm: Du lịch, dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo khởi nghiệp; Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông gắn với kinh tế số và sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.

Với định hướng đó, Đà Nẵng sẽ cùng các địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác, để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ - Đà Nẵng 2019 được tổ chức nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ trên địa bàn TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố trong cả nước hợp tác....

“Chúng tôi mong muốn hội nghị sẽ mang lại nhiều kết quả, lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp...” - ông Minh bày tỏ.

Theo thống kê của Bộ Công thương, Việt Nam hiện có 1.800 DN sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 DN tham gia mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Số DN đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số DN của ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động.

Thực trạng chung của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay là quy mô và năng lực của các DN công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế: Số lượng ít, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Quy mô và năng lực của các DN công nghiệp hỗ trợ tuy đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Nguyễn Hiền

Tọa đàm trực tuyến: Hóa giải thách thức phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Tọa đàm trực tuyến: Hóa giải thách thức phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Tọa đàm trực tuyến: “Hóa giải thách thức cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” diễn ra lúc 9h30 hôm nay, 29/6 với sự tham gia của ông Phạm Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, PGS.TS Phan Đăng Tuất và TS Nguyễn Đình Cung.