Làm sao để Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất của ASEAN, của châu Á? Làm sao để Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất sản phẩm của các Tập đoàn đa quốc gia?

Đó là những mong muốn mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Và đó cũng là câu hỏi cấp thiết cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách và hơn hết là cho cộng đồng doanh nghiệp cần sớm giải đáp.

Ngành CHHT Việt Nam gần đây đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đạt được như mong muốn. Và giờ đây, khác với giai đoạn trước, vô vàn thách thức đang đặt ra cho ngành CNHT VN khi các cam kết trong hội nhập kinh tế ngày một thực hiện sâu rộng, cạnh tranh toàn cầu tăng cao, chủ nghĩa bảo hộ quay lại.Phát triển công nghiệp hỗ trợ một trong những mấu chốt thúc đẩy nội lực của nền kinh tế, quyết định năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế.

Trước vấn đề luôn mang tính thời sự này, chuyên trang CNHT của báo VietNamNet tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Hóa giải thách thức cho CNHT Việt Nam”.

Chương trình có sự tham gia của 3 vị khách mời:

-       Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương

-       TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ

-       PGS. TS Phan Đăng Tuất, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội CNHT Việt Nam

Chương trình vừa được phát trực tiếp trên báo VietNamNet. Trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi lại toàn bộ tọa đàm tại video sau:

Chia sẻ tại tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, hệ thống chính sách cho thúc đẩy CNHT đã khá đầy đủ, góp phần tạo chuyển biến tích cực và hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng. Trong 5 năm kể từ 2012-2017, số lượng các DN CNHT đã đạt 300 DN tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Tỷ lệ nội địa hóa cho ngành linh kiện điện tử, ô tô đã tăng.

Tuy nhiên, các chính sách hiện hành vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy DN CNHT phát triển, như về thuế, tín dụng, đất đai. Chất lượng và năng lực cạnh tranh của DNHT vẫn còn thấp.

PGS.TS Phan Đăng Tuất cũng nhìn nhận, các thủ tục để DN CNHT Việt Nam nhận được ưu đãi từ Nhà nước vẫn còn phức tạp. Để giải được bài toán thúc đẩy CNHT bứt phá, vai trò của Nhà nước phải chiếm tới 70-80% trong vấn đề này. Tham khảo học hỏi kinh nghiệm của các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Chính phủ các quốc gia này có những giải pháp thúc đẩy DN CNHT rất sáng tạo và hiệu quả, như Hàn Quốc từng cấm các Tập đoàn lớn làm sản phẩm nhỏ. 1300 linh kiện được liệt kê để dành cho các DN nhỏ và vừa tham gia sản xuất và cung ứng.

Tuy nhiên, cánh cửa để Chính phủ thúc đẩy DN CNHT trong bối cảnh hiện nay không còn giống như giai đoạn trước, khi chưa có hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Để có một chiến lược CNHT quốc gia hiệu quả, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, cần tiếp cận theo hướng hỗ trợ và thúc đẩy cho "người thắng cuộc". 300 DN Việt Nam đã đặt chân vào chuỗi giá trị toàn cầu thì cần được hỗ trợ, nâng cao năng lực để tiếp tục vững mạnh hớn.

Ông Phạm Tuấn Anh cũng chia sẻ, hiện nay, Cục Công nghiệp đang dự kiến đưa ra các đề xuất sửa đổi theo các tinh thần trên. Nghị định về CNHT số 111 sẽ cần phải sửa đổi để đáp ứng thiết thực hơn nữa các nhu cầu, mong muốn của DN.

Một số hình ảnh tại tọa đàm:

{keywords}
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương (ảnh: Đình Quý)
{keywords}
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (ảnh: Đình Quý)
{keywords}
PTS.TS Phan Đăng Tuất, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (ảnh: Đình Quý)
{keywords}
Tọa đàm trực tuyến: Hóa giải thách thức phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

VietNamNet

Nỗ lực cải tiến, doanh nghiệp Việt lọt mắt xanh Tập đoàn đa quốc gia

Nỗ lực cải tiến, doanh nghiệp Việt lọt mắt xanh Tập đoàn đa quốc gia

 25 doanh nghiệp Việt đang nỗ lực cải tiến năng lực sản xuất để tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu của các Tập đoàn đa quốc gia. Tín hiệu tích cực đã thấy rõ khi đã có một số DN lọt mắt xanh của Toyota, Canon...