- Không biết có phải vì chán ngán những căn biệt thự triệu USD đầy đủ tiện nghi hiện đại không mà nhiều đại gia đi tìm nhà tranh tre mái lá để ở. Nhờ đó, nghề dựng nhà người nghèo cho đại gia ngày càng ăn nên làm ra.

“Cứ tưởng nhà tranh tre mái lá chỉ giành cho người nghèo. Ai ngờ mấy năm nay, đại gia khắp nơi đổ về đặt tôi làm cho họ nhà tranh tre mái lá đưa về phố dựng để ở”- anh Lê Công Thắng, chủ cơ sở xây dựng nhà tre, dừa ở thôn Thanh Nhất, xã Cẩm Thanh, Hội An kể.

Cũng nhờ sở thích “ngược đời” này mà nghề dựng nhà tre mái lá của những người thợ như anh Thắng ở Quảng Nam ăn nên làm ra, trở thành nghề thời thượng.

Đại gia bất động sản N.V.T có máu mặt tại Đà Nẵng đang yên ấm trong căn biệt thự mặt phố giá hơn 1 triệu USD bỗng dưng bỏ phố về vùng ven Đà Nẵng, giáp với huyện Điện Bàn, Quảng Nam, xuống tiền mua hơn 2.000 m2 đất và dựng căn nhà tre mái lá để ở. Bạn bè, người thân, nhất là người vợ đầu ấp tay gối của ông vốn quen sống cảnh phố xá khi biết ý định này cứ mắt tròn, mắt dẹt, lắc đầu bảo ông “ấm đầu”.

{keywords}

Mặc dù có nhà xây khang trang, nhưng người dân không ở mà họ dựng cạnh bên ngôi nhà tranh tre để ở.

{keywords}

Nhiều nhà xây cho bà con dân tộc vùng tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 bị bỏ hoang.

Nhưng, đại gia T. nói: “Ai cũng bảo nhà tre mái lá là nhà của người nghèo, nhưng để có được nó tôi mất ngót nghét hơn 500 triệu đồng. Tre được tuyển chọn và ngâm kỹ dưới bùn mấy năm trời, còn mái lợp lá dừa nữa. Làm được căn nhà này công phu lắm”.

“Ở trung tâm cũng tiện, nhưng ồn ào náo nhiệt, lại khó thở vì nhìn quanh nhà toàn bê tông, mấy nhà cao tầng hàng xóm lắp máy lạnh chạy ù ù trên đầu cũng tỏa hơi nóng không thở nổi, người lúc nào cũng thấy bức bối khó chịu. Chẳng lẽ cứ cố thủ trong phòng máy lạnh? Kể từ ngày ra ở cái nhà lá này tôi thấy người khỏe hẳn, đầu óc thảnh thơi, làm được nhiều việc”, ông kể.

Không giàu có như đại gia T. nhưng họa sỹ “gàn” Nguyễn Thượng Hỷ, người hơn 30 năm ăn ngũ với tháp Chăm Mỹ Sơn cũng “ấm đầu” không kém khi cả đời phấn đấu lên cái chức trưởng phòng rồi lại nằng nặc xin từ quan về vùng rừng núi Mỹ Sơn dựng nhà tre vách đất để ở, và... vẽ. Bạn bè, người thân ai cũng bảo anh gàn.

Từng làm “trợ lý” cho Kiến trúc sư Kazik với hàng chục năm trời ăn ngủ nơi khu tháp cổ Mỹ Sơn, căn nhà tranh của họa sĩ nằm chênh vênh trên mảnh đất đồi thoi thỏi cạnh khu di tích. Đây là nơi chốn đi về sau những tháng ngày anh lang thang đo vẽ phục hồi những tháp Chăm, những căn nhà cổ trên khắp mọi miền đất nước.

{keywords}

Ngôi nhà tranh tre vách đất của họa sỹ Nguyễn Thượng Hỷ sau khi từ quan về vườn dựng nên để ở.

“Cái nhà lá đơn sơ này cho tôi nhiều cảm hứng sáng tạo. Nếu đem tôi về Đà Nẵng, nhốt trong căn biệt thự bê tông phố thị chắc tôi chết, không làm gì được” - họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ tâm sự.

“Ai nói chi kệ, ở nhà tranh vách đất mái lá đơn sơ thấy nhẹ đầu, người khỏe hơn ở nhà bê tông lắp máy lạnh, lại tốn kém ít hơn. Nhưng được hít thở không khí trong lành. Chỉ đơn giản vậy nên thích!” - một đại gia là Việt kiều về quê Điện Bàn dựng nhà tre vách đất, tâm sự.

Còn nhớ cách đây hơn 8 năm, khi thủy điện Sông Tranh khởi công xây dựng, hơn 1.000 hộ dân di chuyển vào các khu tái định cư ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My được nhà nước xây dựng mỗi hộ một căn nhà bê tông. Điều rất lạ, là rất nhiều hộ dân nhận nhà nhưng không ở. Họ dựng kề bên một căn nhà tre mái lá.

Thậm chí, nhiều hộ dân còn kéo nhau vào rừng dựng nhà tranh để ở. Bởi, họ nói nhà tranh tre tuy không vững chãi như nhà xây bằng bê tông, nhưng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Thậm chí khi hư hỏng họ tự sữa chữa được với vật liệu tại chỗ.

Vũ Trung