Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 26/5, Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật.

Trang bị tàu bay, tàu thuyền loại gì cho CSCĐ

Cho ý kiến về trang bị của CSCĐ, ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho biết đây là một nội dung nhiều ĐBQH quan tâm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo giải trình về trang bị tàu bay, tàu thuyền cho CSCĐ. Tuy nhiên, ĐB đặt vấn đề CSCĐ được trang bị tàu bay ở mức độ nào, loại tàu bay nào để sau này trong quá trình tổ chức thực hiện tránh chồng lấn các phương tiện bay khác.

ĐB Hoàng Đức Thắng.

Mặc dù giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này là sẽ giao cho Chính phủ, nhưng theo ĐB cần phải xây dựng khung khuôn khổ pháp luật để xác định những nguyên tắc cơ bản, bảo đảm tàu bay trang bị cho CSCĐ phục vụ đúng cho mục đích, hoạt động có tính nghiệp vụ riêng biệt sử dụng một cách có hiệu quả, tránh những lãng phí, không làm phát sinh sự chồng chéo, xung đột với các phương tiện bay khác.

Vì vậy, ông đề nghị cần bổ sung nội dung về nguyên tắc trang bị tàu bay và tàu thuyền cho lực lượng CSCĐ, nguyên tắc hoạt động, chỉ huy phối hợp bay của các phương tiện tàu bay, tàu thuyền của CSCĐ.

ĐB Quản Minh Cường (Đồng Nai) tán thành quan điểm một số ĐBQH đã nói: "bây giờ chuyện sử dụng máy bay, sử dụng tàu ngầm, sử dụng các phương tiện là chuyện bình thường của thế giới".

ĐB Quảng Minh Cường

Các lực lượng cảnh sát, hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư ở Nhật, ở Mỹ và ngay cảnh sát hoàng gia Thái Lan, Campuchia sử dụng rất nhiều phương tiện này. Ông bày tỏ: "Chẳng nhẽ Việt Nam chúng ta lại đi sau họ. Các tội phạm, nhất là tội phạm ma túy hoạt động sử dụng máy bay trực thăng. Cho nên vấn đề này tôi cho rằng đưa vào luật là rất bình thường". 

Mang vũ khí, vật liệu nổ lên máy bay trường hợp nào?

ĐB Bế Minh Đức (Cao Bằng) phát biểu về nội dung quy định việc CSCĐ huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự  Ông cho rằng việc quy định trong một số trường hợp đặc biệt CSCĐ được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện, thiết bị đó để đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ là cần thiết nhưng cần phải cân nhắc, xem xét kỹ, nhằm tránh việc lạm dụng quyền và tránh xảy ra những hệ lụy không đáng có.

Về phạm vi các trường hợp được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự bao gồm cả trường hợp trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự, ĐBQH thấy chưa hợp lý. Vì hoạt động tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh, trật tự là hoạt động thường xuyên, không mang tính cấp bách nên quy định quyền huy động trong trường hợp này là không phù hợp.

ĐB Bế Minh Đức.

Về thẩm quyền, dự thảo luật quy định khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, cán bộ, chiến sĩ CSCĐ được huy động người, phương tiện, thiết bị của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ông Đức nhận thấy quy định thẩm quyền như vậy là quá rộng, vì theo điều 2 dự thảo luật quy định cán bộ, chiến sĩ CSCĐ bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc CSCĐ có những người phục vụ lâu dài và có cả những người không phục vụ lâu dài trong lực lượng.

Việc huy động ở đây là con người, phương tiện, thiết bị dân sự, là tài sản của nhân dân, có những tài sản giá trị lớn và rủi ro, thiệt hại khi huy động là có, chưa kể đến những trường hợp chưa thực sự cần huy động, nhưng do việc sử dụng quyền huy động rộng quá, dễ quá nên cán bộ, chiến sĩ sẽ thiếu sự cân nhắc hoặc đáng nói hơn là việc lạm dụng quyền trên huy động vì mục đích cá nhân thì việc xử lý hệ lụy sẽ rất phức tạp.

Ông đề nghị cần cân nhắc thêm, nên quy định chỉ có những trường hợp đặc biệt, thực sự cần thiết CSCĐ mới có thể huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và giới hạn người có thẩm quyền huy động.

Còn ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu ý kiến về nhiệm vụ của CSCĐ được phép mang theo vũ khí, vật liệu nổ lên máy bay dân sự, trong đó có trường hợp bảo vệ hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

ĐB Tô Văn Tám

Ông nhận định: "Mang vũ khí, vật liệu nổ lên máy bay bình thường không được phép, nhưng theo dự thảo án luật thì CSCĐ được mang vũ khí, vật liệu nổ lên máy bay. Ở đây, cần phải giải thích hàng đặc biệt là gì thì trong dự thảo chưa nêu”.

Đại biểu Tô Văn Tám chỉ rõ, phải có sự giải thích để tránh việc lạm dụng, bởi khi áp giải bị can, bị cáo thường có biện pháp còng tay, lên máy bay còng chân. Vì vậy, có cần phải mang theo vũ khí lên máy bay nữa không? Đề nghị cần quy định thêm cho rõ. Bên cạnh đó, ông cũng đặt ra các câu hỏi về việc CSCĐ được nổ súng khi nào, ai chịu trách nhiệm? và nêu trong dự thảo luật nêu khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức thì người chỉ huy có quyền ra lệnh nổ súng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Tuy nhiên, trong dự thảo luật chưa nêu rõ trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước chủ thể nào. Ông Tám đề nghị cần bổ sung quy định theo hướng khi ra lệnh nổ súng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên.

Trần Thường

Đại biểu QH tranh luận về việc trang bị tàu bay cho Cảnh sát cơ động

Đại biểu QH tranh luận về việc trang bị tàu bay cho Cảnh sát cơ động

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm quy định Cảnh sát cơ động được trang bị tàu bay khi thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động sáng nay (26/10).

Đề xuất 7 quyền hạn của cảnh sát cơ động

Đề xuất 7 quyền hạn của cảnh sát cơ động

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, chiều 21/10, Bộ trưởng Công an Tô Lâm trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ).

Đề nghị làm rõ tính đặc thù, đặc biệt, tinh nhuệ của cảnh sát cơ động

Đề nghị làm rõ tính đặc thù, đặc biệt, tinh nhuệ của cảnh sát cơ động

Ngày 21/9, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chủ trì phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát cơ động.