Then chốt là phải có quyết sách để ngăn chặn, phòng ngừa từ sớm những người muốn tham nhũng quyền lực tham gia bộ máy. 

Nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đã đi được nửa chặng đường với nhiều công việc tích cực đã làm được, bước đầu thể hiện sự quyết tâm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo các cấp, từ Trung ương xuống cơ sở. Bước đầu, Đảng ta cũng đã lấy lại được niềm tin, sự tín nhiệm của nhiều đảng viên và quần chúng nhân dân từng ít nhiều bị sứt mẻ trong những năm qua. 

Hội nghị Trung ương lần thứ 7 đang diễn ra, đã đến lúc phải tính đến nguồn cán bộ kế cận chiến lược cho nhiệm kỳ mới. Do đó, ngoài 2 nội dung rất quan trọng, chuyên đề bàn về cải cách chính sách tiền lương và chính sách BHXH, thì vấn đề xây dựng nguồn cán bộ chiến lược của Đảng cũng như các cấp sẽ được đưa ra bàn thảo nghiêm túc, căn cơ và công phu. 

Theo ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, trưởng ban chỉ đạo “Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" thì đây là việc rất khó và rất quan trọng.  

Chúng ta đều biết, kể từ Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, ngành tổ chức xây dựng Đảng đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc, trong đó có nhiều việc mới, khó, nhạy cảm, phức tạp, nhưng đến nay cũng chỉ mới dừng ở từng bước nhận diện và tháo gỡ. Cơ chế kiểm soát quyền lực và tình trạng chạy chức, chạy quyền vẫn là nỗi trăn trở, băn khoăn, lo lắng của các cấp ủy Đảng. Chúng ta đã ngăn chặn được phần nào trong thời gian qua nhưng còn rất xa so với mong mỏi, kỳ vọng của người dân. 

Hậu quả thì như ai cũng thấy, nhiệm kỳ công tác hiện nay của các cấp đã xảy ra biết bao chuyện buồn và đau lòng đến mức chưa từng có trong lịch sử nhà nước ta, Đảng ta. Đó là sự tha hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ đảng viên có chức có quyền thiếu tu dưỡng, rèn luyện. Họ chính là điển hình của tệ tha hoá, tham nhũng quyền lực do không bị kiểm soát quyền lực chặt chẽ.  

Có lẽ điển hình nhất thời gian qua phải kể đến là những trường hợp/ cá nhân sai phạm nghiêm trọng ở những cơ quan, tổ chức trọng yếu như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Tình báo và Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc bộ Công an…, hay tại “đầu não” các tỉnh thành như Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Nai, v.v... Bởi vậy, nếu không có cuộc cách mạng để đổi mới chính mình thì không thể xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.   

{keywords}
Làm sao ngăn những kẻ tham nhũng quyền lực tham gia bộ máy? Ảnh minh họa

Then chốt là ngăn chặn từ xa? 

Tôi được biết, đã có lần, khi đề cập đến việc nên làm thế nào để ngăn chặn tệ chạy chức chạy quyền, các cơ quan tham mưu của ngành tổ chức Đảng từng đề ra cụ thể tới từng chi tiết. Chẳng hạn quy định trước mỗi kỳ đại hội Đảng, người làm công tác nhân sự không được tiếp xúc với cán bộ trong diện cơ cấu nguồn hoặc đang dự kiến đề xuất đưa vào cơ cấu...  

Tuy nhiên, cách làm này tưởng chặt mà chưa hẳn đã chặt, ấy là chưa nói đến việc ai sẽ là người có thể theo dõi, giám sát sự “đi đêm” này giữa họ? Trong thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay, người ta có thể gọi cho nhau bằng Zalo, bằng Viber... Người ta cũng đâu cần phải gặp nhau tại nhà, tại quán nhậu và cũng cần gì phải bắt tay mới là “gặp nhau”. Ví như, họ có thể ngồi ở hai chiếc chòi câu cá, mỗi chòi cách nhau khoảng một đôi mét, phủ kín rèm mà “thủ thỉ” cả ngày bên hồ câu thanh vắng thì cũng ai biết để mà “soi”.  

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh, mục tiêu Ban Tổ chức Trung ương hướng tới là bốn không, gồm: “Không thể chạy, không dám chạy, không cần chạy và không muốn chạy”. Nhưng để được vậy, có lẽ khâu then chốt ở đây chính là phải có một quyết sách để ngăn chặn, phòng ngừa từ sớm những người muốn tham nhũng quyền lực tham gia bộ máy. 

Việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo công khai qua một hội đồng những người có chuyên môn giỏi để chọn người tài ra làm lãnh đạo như gần đây đã tiến hành ở Quảng Ninh, ở Ban Tổ chức Trung ương và nhiều đơn vị khác đã cho thấy rất hiệu quả.  

Mặt khác, nên chăng, đi kèm với thi tuyển nên có cả hình thức cán bộ công chức viên chức của cơ quan cùng có mặt để bỏ phiếu như một kênh tham khảo hữu hiệu, giúp Hội đồng giám khảo có thể hiểu kỹ hơn về đối tượng dự thi. 

Tôi được biết, Ban soạn thảo Đề án của Ban Tổ chức Trung ương cũng có đề xuất, việc bầu cử, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo hướng mở rộng dân chủ, có số dư, cạnh tranh lành mạnh ở tất cả các chức danh. Ứng viên phải trình bày chương trình hành động, cam kết chịu trách nhiệm, bầu cử kết hợp với thi tuyển. 

Ban soạn thảo Đề án cũng đề xuất xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng; xác định rõ khái niệm tiêu chí về nhân tài cũng như quan điểm phát triển, việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát huy; những cơ chế, chính sách để nhân tài phát triển, gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược. Trong đó, Đề án còn đưa ra cơ chế phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ trẻ có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng phát triển vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp.  

Nếu làm được quyết liệt khâu này chúng ta sẽ ngăn ngừa được tình trạng đưa người nhà, người thân và người còn hạn chế, non nớt, gượng gạo, thiếu phẩm chất đạo đức vào ngồi chiếc “ghế” quá rộng so với khả năng và nhân cách của chính họ. Khi đó chuyện đôn con ông cháu cha như đã từng xảy ra ở bộ Công Thương, ở Đà Nẵng, ở Quảng Nam, ở Vĩnh Phúc và nhiều nơi khác cũng sẽ khó tái diễn một cách công khai, phản cảm gây bức xúc nữa. 

Tha hoá quyền lực thực sự là điều tệ hại đối với bất kỳ thể chế chính trị nào, bởi nó sẽ làm băng hoại, mục ruỗng cả một chế độ xã hội lúc nào không hay. Vì thế, việc kiểm soát quyền lực của cán bộ Đảng, Nhà nước từ cao xuống thấp, hơn lúc nào hết rất cần được mổ xẻ, tìm ra nguyên nhân để cùng có biện pháp ngăn ngừa từ xa.  

Quốc Phong

Lò đã nóng lên, ‘đỉnh cao quyền lực’ cũng không được miễn trừ

Lò đã nóng lên, ‘đỉnh cao quyền lực’ cũng không được miễn trừ

Mới cách đây chưa lâu, người dân còn không thể tin có lúc hành vi sai trái của những người ở đỉnh cao quyền lực lại bị phanh phui, bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.

Không để cán bộ dùng quyền lực như tài sản riêng

Không để cán bộ dùng quyền lực như tài sản riêng

Nếu quyền lực không được ban phát vô tội vạ thì những cán bộ như Trịnh Xuân Thanh và các cán bộ chủ chốt qua mấy thời kỳ của PVN không thể tác oai tác quái.

Cán bộ lãnh đạo: Trong sạch và không lợi ích nhóm?

Cán bộ lãnh đạo: Trong sạch và không lợi ích nhóm?

Một khi từng cá nhân thừa quyền lực, giàu tiền bạc, dư lòng tham câu kết hình thành “sâu bầy” bòn rút nguồn lực quốc gia, thì sự nguy hại tăng gấp bội.

Chuyện cán bộ cấp cao giàu nhờ bán chổi chít, nuôi lợn, nuôi gà

Chuyện cán bộ cấp cao giàu nhờ bán chổi chít, nuôi lợn, nuôi gà

Câu chuyện đang được dư luận đặc biệt quan tâm hiện nay là 2 nữ cán bộ cấp cao đã nhiều lần thiếu trung thực trong việc kê khai tài sản, lạm dụng chức quyền ký các quyết định có lợi cho bản thân.

Lợi ích nhóm tha hóa ‘bộ phận không nhỏ’ cán bộ

Lợi ích nhóm tha hóa ‘bộ phận không nhỏ’ cán bộ

Nếu không có cơ chế ngăn chặn, lợi ích nhóm (tiêu cực) phát triển sẽ làm suy thoái, tha hóa về đạo đức, lối sống của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên (đặc biệt là những người có chức, có quyền).

Khởi tố cựu lãnh đạo Đà Nẵng và chuyện ‘mồi ngon’ đất vàng

Khởi tố cựu lãnh đạo Đà Nẵng và chuyện ‘mồi ngon’ đất vàng

Nếu tình trạng tham nhũng đất đai không được kiểm soát, nhà nước không chỉ mất đi nguồn thu ngân sách, mà còn cả niềm tin của nhiều công dân.  

Đường vòng, đường xiên của ‘quà Tết khủng’ biếu lãnh đạo

Đường vòng, đường xiên của ‘quà Tết khủng’ biếu lãnh đạo

Vì lòng tham, người ta vẫn có thể “đi ngang” và “đi xiên” “đi vòng” thậm chí trong thời đại ngày nay, ngồi tại chỗ nhưng các món “quà Tết” vẫn đến tận tay người nhận.