1. Đèo Ngoạn Mục thuộc tỉnh nào?

  • Lâm Đồng
  • Ninh Thuận
  • Bình Thuận
  • Khánh Hòa
Chính xác

Đèo Ngoạn Mục là địa danh thuộc tỉnh Ninh Thuận. Đèo nằm trên quốc lộ 27A, nối liền huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận với huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Cung đường đèo dài khoảng 18,5km, cao 200m ở chân đèo, 980m ở đỉnh đèo. Đèo dốc 9 độ và có 4 đoạn cua rất gấp. Từ đỉnh đèo, du khách có thể chiêm ngưỡng những bờ vực dốc đứng, phía xa là đồng bằng Phan Rang cùng các dải núi cao chạy ra tận biển.

2. Đèo Ngoạn Mục còn được gọi với tên gì?

  • Đèo Sông Pha
  • Đèo Cả
  • Đèo Đa Nhim
  • Đèo Sông Ông
Chính xác

Đèo Ngoạn Mục còn được dân trong vùng gọi với tên đèo Sông Pha. Sông Pha là con sông dài khoảng 18km, chảy qua tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Quốc lộ 27 cũng đi qua thung lũng sông Pha, đoạn vượt qua núi của quốc lộ 27 chính là đèo Ngoạn Mục.

Sông Pha đổ ra sông Cái Phan Rang, sau đó đổ ra biển Đông ở Vịnh Gành Rái, Vũng Tàu. Thời Pháp thuộc, người Pháp gọi đèo Ngoạn Mục là đèo Bellevue.

3. Đi hết đèo Ngoạn Mục, du khách sẽ đến hồ nước nổi tiếng nào tại Lâm Đồng?

  • Hồ Tuyền Lâm
  • Hồ Xuân Hương
  • Hồ Suối Vàng
  • Hồ Đa Nhim
Chính xác

Đi qua đèo Ngoạn Mục, du khách sẽ đến địa phận tỉnh huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Tại đây có điểm tham quan hồ Đa Nhim hay hồ Đơn Dương, cách thành phố Đà Lạt chỉ 40km. Hồ được hình thành do quá trình xây dựng công trình thủy điện Đa Nhim.

Hồ rộng khoảng 9,7km2, có thể quan sát được ngay khi du khách di chuyển trên đèo Ngoạn Mục. Dưới đáy hồ là một đường hầm dài tới 5km, rộng 3,5m, chạy xuyên lòng núi đưa nước hồ Đa Nhim chảy xuống nhà máy phát điện với 4 tuốc bin ở sông Pha.

4. Đoạn đường đi qua đèo Ngoạn Mục bắt đầu được xây dựng từ giai đoạn nào?

  • Thời kỳ Pháp thuộc
  • Thời kỳ kháng chiến chống Pháp
  • Thời kỳ kháng chiếng chống Mỹ
  • Thời kỳ Đổi mới
Chính xác

Năm 1893, bác sĩ kiêm nhà thám hiểm Yersin phát hiện ra vùng Cao nguyên Lâm Viên và Đà Lạt ngày nay.

Đến năm 1897, viên toàn quyền Pháp Doumer đã cử người nghiên cứu tuyến đường di chuyển từ Phan Rang lên Đà Lạt. Kết quả, lộ trình dài khoảng 122km đi qua xóm Gòn (thung lũng Ninh Sơn), Dran (huyện Đơn Dương); thung lũng Đa Nhim; Klong; Prenn; đến Đà Lạt được hình thành.

Trong đó, đoạn đi qua đèo Ngoạn Mục được gọi với tên đèo Bellevue. Khi mới xây dựng, đèo Bellevue nổi tiếng nguy hiểm vì địa hình dốc, nhiều thú dữ.

5. Khu bảo tồn thiên nhiên đèo Ngoạn Mục được công nhận vào năm nào?

  • 1976
  • 1986
  • 1996
  • 2006
Chính xác

Ngày 9/8/1986, khu Bảo tồn Thiên nhiên Đèo Ngoạn Mục được công nhận theo Quyết định số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đèo Ngoạn Mục nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ và cao nguyên Đà Lạt. Tại các đai độ cao thấp của khu bảo tồn có rừng thường xanh, lưu giữ nhiều thực vật quý hiếm như cây hương, gõ, lai, pơ mu, thông lá dẹp,…Về động vật, khu bảo tồn có các loài gấu, rùa vàng, khỉ, công, trĩ,…

Đứng trên đèo Ngoạn Mục, du khách có thể tận hưởng loại khí hậu đặc biệt, giao thoa giữa nhiệt đới Phan Rang và tiểu vùng ôn đới Đà Lạt.