Bước sang tuổi 83, bà Đàm Thị Yên sống tại thôn Đồng Bụt, xã Yên Bình (Hữu Lũng - Lạng Sơn) có biệt tài phát hiện độc tố trong các loại thực phẩm, rau, hoa quả, gạo..., bán ở chợ. Bà chỉ cần ngửi là biết thực phẩm có sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác hay không.
TIN BÀI KHÁC
Có khả năng đặc biệt sau một lần đi phun thuốc trừ sâu
Về đến thôn Đồng Bụt, xã Yên Bình (Hữu Lũng - Lạng Sơn) khi chúng tôi hỏi thăm đến bà Đàm Thị Yên ai cũng biết, bởi vì bà là người có biệt tài chỉ cần ngửi gạo, hoa quả là biết đó là hàng sạch thật hay không. Theo chỉ dẫn của những người dân ở đây, chúng tôi nhanh chóng tìm được nhà bà. Đó là một ngôi nhà nhỏ nằm êm đềm bên cạnh dòng sông Trung hiền hoà. Chúng tôi gặp một bà cụ đang ngồi giặt đồ, nhìn cách bà giặt đồ chúng tôi không nghĩ bà lại có cái độ tuổi “thất thập cổ lai hy ấy”.
Bà Đàm Thị Yên sinh năm 1928 năm nay đang bước sang tuổi 83. Ở độ tuổi mà có lẽ ít người được như bà. Có lẽ sẽ chẳng ai biết đến bà nếu không có một ngày bà trở nên có biệt tài đặc biệt ấy. Và chính cái ngày ấy cách đây hơn 40 năm đã làm bà trở nên “nổi tiếng” trong con mắt của những người trong làng và nó dần trở nên quen thuộc.
Lúc nào có ai hỏi đến bà thì lập tức người làng có thể chỉ ngay về nhà bà. “Khả năng đặc biệt” ấy theo cách nói của người làng là bà có thể phát hiện được trong thực phẩm có chứa những độc tố. Khi thấy chúng tôi vào nhà, bà bỏ tay khỏi đống đồ và mời khách. Bà mời chúng tôi uống nước, khi chúng tôi giới thiệu và có ý định muốn tìm hiểu về khả năng phát hiện mùi thuốc trừ sâu của bà, bà cười hiền và kể lại nguyên nhân và quá trình mình có được khả năng như vậy: “Hơn 40 năm trước, trong một lần đi phun thuốc trừ sâu cho lúa, hôm đó phải phun cố cho xong, đến trưa trời nắng chang chang, tôi thấy người bị hoa mắt chóng mặt, tự nhiên có cảm giác ngây ngấy với mùi vị của thuốc. Cứ tưởng do mình làm quá sức nên mới bị như vậy. Khi về nhà thay quần áo tắm rửa sạch sẽ mà vẫn có cảm giác buồn nôn, sau đó khoảng một hai tuần thì không còn cảm giác đó nữa mà xuất hiện triệu chứng mới. Trước đó mấy ngày tôi vẫn ăn cơm bình thường nhưng từ sau khi phun thuốc được khoảng hai tuần, cứ vào bữa ăn cầm bát cơm lên là tôi ngửi thấy mùi thuốc sâu (do trong quá trình canh tác có sử dụng thuốc trừ sâu). Ban đầu tôi vẫn cố ăn cho xong bữa, một thời gian sau ăn vào có hiện tượng khó chịu buồn nôn và không ăn được nữa” - Bà kể cho chúng tôi nghe cứ như câu chuyện mới xảy ra chỉ hôm qua vậy.
Do vậy nên hằng năm gia đình thường để ra khoảng một sào (1 sào Bắc Bộ là 360m2) không phun thuốc lấy thóc để riêng cho bà, nếu nhiều bọ xít quá thì phải đi bắt thủ công… “Có năm bị nhiễm rầy nâu, lúa chết gần hết mà không dám phun nên năng suất rất thấp, biết vậy cũng đành phải chấp nhận vì có phun thì bà cũng không ăn được. Khi hết bà lại đi ra chợ đong, nhiều khi bà đi cả 3 - 4 phiên mà không đong được nên đành ăn mì tôm nấu với rau trong vườn cho qua ngày”, anh Phạm Văn Bình - con trai bà cho biết. Có lẽ từ khi có khả năng đặc biệt đó, bà trở thành một người khác biệt, đôi khi phát hiện ra gạo hay thực phẩm có nhiễm độc thì nhất quyết không ăn, nhiều người lại cho là bà kén ăn, kén uống. Cũng vậy mà từ đó bà cũng không dám đi chơi xa, có lần lên chơi nhà con gái lấy chồng trên thành phố Lạng Sơn và Hải Phòng bà cũng phải mang gạo từ nhà đi. Mỗi lần như vậy bà cảm thấy rất ngại vì sợ người ta hiểu lầm mình…
Cũng từ khả năng đặc biệt đó, nhiều lần đã từng làm bà bị nhiều phen hú vía. “Nhiều lần ở nhà trời mưa mà ngoài sân đang phơi thóc nhưng già không dám hót vì chỉ cần lại gần là mùi thuốc sâu nồng nặc bốc lên lại nôn thốc nôn tháo” - bà tâm sự. Bà cụ nghỉ một lúc uống chén nước rồi kể tiếp: “Rồi lại thế này nữa, có đợt già đi ăn cỗ cưới, vốn tính “kén ăn” nên chỉ gắp đôi miếng để tránh sự dị nghị người ta mời lại không ăn, đến lúc do chưa ngửi nên đã gắp vào miếng bí, sau đó bị nôn thốc nôn tháo, tai thì ù ù, cứ ngỡ như có sấm nổ bên tai”. Chuyện nó buồn cười thế chú ạ - bà nói với chúng tôi một cách niềm nở và không khỏi tíu tít mời chúng tôi uống nước.
Hơn 40 năm chưa “động” đến một viên thuốc
Khi chúng tôi tiếp xúc với bà mới thấy được bà Yên là một người thật sự khoẻ mạnh. Bà cho biết: “Hơn 40 năm nay già chưa động đến viên thuốc nào”. Bà tuy đã 83 tuổi nhưng da dẻ vẫn trắng trẻo, mái tóc của bà vẫn còn nguyên “một màu đen”, bà trùm khăn, đi dép lê và đôi mắt đặc biệt rất sáng. Ánh mắt của bà ánh lên một vẻ thân thiện ngay từ lần đầu tiên chúng tôi được gặp bà. Nhìn dáng vóc đi lại của bà và từng hoạt động của bà chúng tôi cũng không dám nghĩ bà đã ngần ấy tuổi. Bà tự mình làm tất cả những việc nhà từ giặt giũ đến nấu ăn… Bà cũng chỉ ăn những hạt lúa do chính tay bà trồng. Bà cho chúng tôi xem một “vốc” gạo và giải thích cho chúng tôi: “Những loại gạo như thế này thì già không ăn được đâu vì nó có mùi thuốc sâu, chưa nhìn đã thấy nồng nặc. Già chỉ ăn những gạo sạch thôi”. Có lẽ chính với những thói quen “ăn sạch” như thế mà bà cho biết suốt từ trước đến giờ chưa bao giờ có biểu hiện của đau ốm kể cả những đau ốm vặt. Lúc trò chuyện bà không ngớt cười cười nói nói, những lời chia sẻ của bà phần nào cũng làm chúng tôi vui lây. Bà luôn mang theo bên mình cây gậy gỗ, nhưng việc đi lại của bà không hề có biểu hiện nặng nề: “Nhìn thế này thôi, nhưng lưng già vẫn còn thẳng chán”. Bà khoe: “Ở xã này những người bằng tuổi già giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, người ở lại sức khoẻ cũng đã yếu”. Bà kể tỉ mỉ cho chúng tôi nghe về những chuyện đã xảy ra trước đây với cuộc sống của bà, có những lúc bà phải ăn mì như thế nào vì không ăn được cơm nấu từ gạo có “độc tố”.
“Giờ già cũng đã ở cái tuổi này, nhà thì neo người, may có gia đình con út lo lắng và chăm sóc nhưng tại cái tính mình tham làm lại thương các cháu nên giờ cố gắng được đến đâu thì cũng đỡ phần nào chú à” - Những lời chia sẻ của cụ bà không khỏi làm chúng tôi hết những bồi hồi, khuôn mặt niềm nở, lúc nào cũng cười móm mém của bà làm chúng tôi cũng phần nào hiểu hết được những tâm sự của cụ.
Chia tay cụ vào buổi chiều tối, chúng tôi vẫn muốn ở lại để nghe thêm những tâm sự của bà, cụ cố ý mời chúng tôi lại mời bữa cơm. Thái độ thân mật của cụ làm chúng tôi chối từ nhưng lòng cũng không khỏi bứt rứt. Những câu chuyện và hình ảnh của đôi mắt cũng như cái miệng móm mém cười của bà làm chúng tôi quyến luyến trong suốt thời gian từ đó về nhà.
(Theo Sức khỏe đời sống)
TIN BÀI KHÁC
Lý Nhã Kỳ dính nghi án khai man bằng cấp
Cô bé có đôi mắt trắng dã nhìn xuyên thấu
Mỹ Linh sẵn sàng làm Đại sứ Du lịch Việt Nam
Gặp 'người giời' truyền phép chữa bệnh
Siêu mẫu Vĩnh Thụy bị đề nghị truy tố
14% tân sinh viên Anh không biết luộc trứng
Tự sự nhói lòng của một dân chơi 'đập đá'
Cô bé có đôi mắt trắng dã nhìn xuyên thấu
Mỹ Linh sẵn sàng làm Đại sứ Du lịch Việt Nam
Gặp 'người giời' truyền phép chữa bệnh
Siêu mẫu Vĩnh Thụy bị đề nghị truy tố
14% tân sinh viên Anh không biết luộc trứng
Tự sự nhói lòng của một dân chơi 'đập đá'
Có khả năng đặc biệt sau một lần đi phun thuốc trừ sâu
Về đến thôn Đồng Bụt, xã Yên Bình (Hữu Lũng - Lạng Sơn) khi chúng tôi hỏi thăm đến bà Đàm Thị Yên ai cũng biết, bởi vì bà là người có biệt tài chỉ cần ngửi gạo, hoa quả là biết đó là hàng sạch thật hay không. Theo chỉ dẫn của những người dân ở đây, chúng tôi nhanh chóng tìm được nhà bà. Đó là một ngôi nhà nhỏ nằm êm đềm bên cạnh dòng sông Trung hiền hoà. Chúng tôi gặp một bà cụ đang ngồi giặt đồ, nhìn cách bà giặt đồ chúng tôi không nghĩ bà lại có cái độ tuổi “thất thập cổ lai hy ấy”.
Bà Đàm Thị Yên |
Bà Đàm Thị Yên sinh năm 1928 năm nay đang bước sang tuổi 83. Ở độ tuổi mà có lẽ ít người được như bà. Có lẽ sẽ chẳng ai biết đến bà nếu không có một ngày bà trở nên có biệt tài đặc biệt ấy. Và chính cái ngày ấy cách đây hơn 40 năm đã làm bà trở nên “nổi tiếng” trong con mắt của những người trong làng và nó dần trở nên quen thuộc.
Lúc nào có ai hỏi đến bà thì lập tức người làng có thể chỉ ngay về nhà bà. “Khả năng đặc biệt” ấy theo cách nói của người làng là bà có thể phát hiện được trong thực phẩm có chứa những độc tố. Khi thấy chúng tôi vào nhà, bà bỏ tay khỏi đống đồ và mời khách. Bà mời chúng tôi uống nước, khi chúng tôi giới thiệu và có ý định muốn tìm hiểu về khả năng phát hiện mùi thuốc trừ sâu của bà, bà cười hiền và kể lại nguyên nhân và quá trình mình có được khả năng như vậy: “Hơn 40 năm trước, trong một lần đi phun thuốc trừ sâu cho lúa, hôm đó phải phun cố cho xong, đến trưa trời nắng chang chang, tôi thấy người bị hoa mắt chóng mặt, tự nhiên có cảm giác ngây ngấy với mùi vị của thuốc. Cứ tưởng do mình làm quá sức nên mới bị như vậy. Khi về nhà thay quần áo tắm rửa sạch sẽ mà vẫn có cảm giác buồn nôn, sau đó khoảng một hai tuần thì không còn cảm giác đó nữa mà xuất hiện triệu chứng mới. Trước đó mấy ngày tôi vẫn ăn cơm bình thường nhưng từ sau khi phun thuốc được khoảng hai tuần, cứ vào bữa ăn cầm bát cơm lên là tôi ngửi thấy mùi thuốc sâu (do trong quá trình canh tác có sử dụng thuốc trừ sâu). Ban đầu tôi vẫn cố ăn cho xong bữa, một thời gian sau ăn vào có hiện tượng khó chịu buồn nôn và không ăn được nữa” - Bà kể cho chúng tôi nghe cứ như câu chuyện mới xảy ra chỉ hôm qua vậy.
Do vậy nên hằng năm gia đình thường để ra khoảng một sào (1 sào Bắc Bộ là 360m2) không phun thuốc lấy thóc để riêng cho bà, nếu nhiều bọ xít quá thì phải đi bắt thủ công… “Có năm bị nhiễm rầy nâu, lúa chết gần hết mà không dám phun nên năng suất rất thấp, biết vậy cũng đành phải chấp nhận vì có phun thì bà cũng không ăn được. Khi hết bà lại đi ra chợ đong, nhiều khi bà đi cả 3 - 4 phiên mà không đong được nên đành ăn mì tôm nấu với rau trong vườn cho qua ngày”, anh Phạm Văn Bình - con trai bà cho biết. Có lẽ từ khi có khả năng đặc biệt đó, bà trở thành một người khác biệt, đôi khi phát hiện ra gạo hay thực phẩm có nhiễm độc thì nhất quyết không ăn, nhiều người lại cho là bà kén ăn, kén uống. Cũng vậy mà từ đó bà cũng không dám đi chơi xa, có lần lên chơi nhà con gái lấy chồng trên thành phố Lạng Sơn và Hải Phòng bà cũng phải mang gạo từ nhà đi. Mỗi lần như vậy bà cảm thấy rất ngại vì sợ người ta hiểu lầm mình…
Cũng từ khả năng đặc biệt đó, nhiều lần đã từng làm bà bị nhiều phen hú vía. “Nhiều lần ở nhà trời mưa mà ngoài sân đang phơi thóc nhưng già không dám hót vì chỉ cần lại gần là mùi thuốc sâu nồng nặc bốc lên lại nôn thốc nôn tháo” - bà tâm sự. Bà cụ nghỉ một lúc uống chén nước rồi kể tiếp: “Rồi lại thế này nữa, có đợt già đi ăn cỗ cưới, vốn tính “kén ăn” nên chỉ gắp đôi miếng để tránh sự dị nghị người ta mời lại không ăn, đến lúc do chưa ngửi nên đã gắp vào miếng bí, sau đó bị nôn thốc nôn tháo, tai thì ù ù, cứ ngỡ như có sấm nổ bên tai”. Chuyện nó buồn cười thế chú ạ - bà nói với chúng tôi một cách niềm nở và không khỏi tíu tít mời chúng tôi uống nước.
Bà Yên có khả năng “ngửi” được hoá chất bảo vệ thực vật có trong gạo. |
Hơn 40 năm chưa “động” đến một viên thuốc
Khi chúng tôi tiếp xúc với bà mới thấy được bà Yên là một người thật sự khoẻ mạnh. Bà cho biết: “Hơn 40 năm nay già chưa động đến viên thuốc nào”. Bà tuy đã 83 tuổi nhưng da dẻ vẫn trắng trẻo, mái tóc của bà vẫn còn nguyên “một màu đen”, bà trùm khăn, đi dép lê và đôi mắt đặc biệt rất sáng. Ánh mắt của bà ánh lên một vẻ thân thiện ngay từ lần đầu tiên chúng tôi được gặp bà. Nhìn dáng vóc đi lại của bà và từng hoạt động của bà chúng tôi cũng không dám nghĩ bà đã ngần ấy tuổi. Bà tự mình làm tất cả những việc nhà từ giặt giũ đến nấu ăn… Bà cũng chỉ ăn những hạt lúa do chính tay bà trồng. Bà cho chúng tôi xem một “vốc” gạo và giải thích cho chúng tôi: “Những loại gạo như thế này thì già không ăn được đâu vì nó có mùi thuốc sâu, chưa nhìn đã thấy nồng nặc. Già chỉ ăn những gạo sạch thôi”. Có lẽ chính với những thói quen “ăn sạch” như thế mà bà cho biết suốt từ trước đến giờ chưa bao giờ có biểu hiện của đau ốm kể cả những đau ốm vặt. Lúc trò chuyện bà không ngớt cười cười nói nói, những lời chia sẻ của bà phần nào cũng làm chúng tôi vui lây. Bà luôn mang theo bên mình cây gậy gỗ, nhưng việc đi lại của bà không hề có biểu hiện nặng nề: “Nhìn thế này thôi, nhưng lưng già vẫn còn thẳng chán”. Bà khoe: “Ở xã này những người bằng tuổi già giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, người ở lại sức khoẻ cũng đã yếu”. Bà kể tỉ mỉ cho chúng tôi nghe về những chuyện đã xảy ra trước đây với cuộc sống của bà, có những lúc bà phải ăn mì như thế nào vì không ăn được cơm nấu từ gạo có “độc tố”.
“Giờ già cũng đã ở cái tuổi này, nhà thì neo người, may có gia đình con út lo lắng và chăm sóc nhưng tại cái tính mình tham làm lại thương các cháu nên giờ cố gắng được đến đâu thì cũng đỡ phần nào chú à” - Những lời chia sẻ của cụ bà không khỏi làm chúng tôi hết những bồi hồi, khuôn mặt niềm nở, lúc nào cũng cười móm mém của bà làm chúng tôi cũng phần nào hiểu hết được những tâm sự của cụ.
Chia tay cụ vào buổi chiều tối, chúng tôi vẫn muốn ở lại để nghe thêm những tâm sự của bà, cụ cố ý mời chúng tôi lại mời bữa cơm. Thái độ thân mật của cụ làm chúng tôi chối từ nhưng lòng cũng không khỏi bứt rứt. Những câu chuyện và hình ảnh của đôi mắt cũng như cái miệng móm mém cười của bà làm chúng tôi quyến luyến trong suốt thời gian từ đó về nhà.
(Theo Sức khỏe đời sống)