Lần đầu dàn dựng năm 2014, vở kịch Bệnh sĩ trở thành hiện tượng sân khấu với sự bi hài về xã hội Việt Nam thời bao cấp, đồng thời vẫn mang tính thời sự và triết lý sâu sắc về đạo đức con người.

Bệnh sĩ 1.jpg
Vở kịch "Bệnh sĩ" do Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng đã diễn 398 đêm.

Câu chuyện bắt đầu khi ông chủ tịch Toàn Nha quyết định đổi tên xã Cà Hạ thành Hùng Tâm dưới sự cố vấn của "quân sư" Văn Sửu. Với quyết tâm “Phấn đấu để mỗi sáng mai thức dậy, người dân Việt Nam đều mơ ước là dân xã Hùng Tâm”, căn bệnh sĩ diện hão dần len lỏi vào từng xã viên, gây nên nhiều tình huống hài hước và dở khóc dở cười. 

Người trong cõi nhớ 2.jpg
"Người trong cõi nhớ" là tác phẩm kịch mang đậm phong cách của Lưu Quang Vũ.

Nếu Bệnh sĩ mang đến cảm giác thân thuộc với bối cảnh vùng quê Bắc Bộ, thì Người trong cõi nhớ lại đem tới trải nghiệm nghệ thuật độc đáo với nhiều chiều không gian khác nhau.

Lưu Quang Vũ quan niệm rằng ngoài thế giới của những người sống và cõi lặng im của người đã chết, còn một cõi thứ ba là cõi của những người sống trong trí nhớ của người ở lại.

Người trong cõi nhớ là tác phẩm kịch mang đậm phong cách của Lưu Quang Vũ, chứa đựng triết lý nhân văn sâu sắc và niềm tin vào cuộc sống. Vở diễn đạt Huy chương Vàng tại Liên hoan quốc tế Sân khấu thử nghiệm lần thứ V năm 2022.

Người trong cõi nhớ sẽ được biểu diễn vào 20h các ngày: 27, 28/7 và 10/8, 18/8 tại Nhà hát Kịch Việt Nam và 20h ngày 30/8 tại Rạp Đại Nam.

Đêm diễn đặc biệt thứ 399 của Bệnh sĩ sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội, lúc 20h ngày 29/8.

Trích đoạn trong vở "Người trong cõi nhớ":

Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam

'Bệnh sĩ' Nam tiếnVở diễn“Bệnh sĩ” và “Lâu đài cát” là hai trong số bốn vở diễn mới, xuất sắc nhất năm 2014 được Nhà hát Kịch Việt Nam chọn lựa mang vào giới thiệu tới khán giả miền Trung, miền Nam từ bắt đầu từ cuối tháng 11 này.