>Diva liệu có là danh hiệu hão?
>Lam, Linh, Nhung, Hà có thật là Diva?
>Thu Minh bỏ qua cho Uyên Linh vụ "Đường cong"
>Đức Tuấn quỳ xuống hôn Uyên Linh
>Văn Mai Hương không yếu thế hơn Uyên Linh
>Uyên Linh đây, Lê Dung đâu?
>Nhầm lẫn trong đề cử cống hiến Uyên Linh?
>Vướng scandal, Uyên Linh vẫn đắt “sô”
>Uyên Linh có xứng đề cử cống hiến?
>Thu Minh: Theo luật thì Uyên Linh sai rồi
>Dính scandal, Uyên Linh được đề cử cống hiến
Khởi nguồn của Diva
Lục tìm lại những tài liệu đầu tiên có nhắc đến Diva, từ internet, từ điển, các bài báo, các bài luận lịch sử hay các nguồn phỏng vấn được lưu trữ mà chúng tôi tham khảo, có thể cho rằng giọng soprano Maria Callas chính là nữ ca sĩ đầu tiên được giới truyền thông đặt cho danh hiệu Diva.
Chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào sử dụng từ “Diva” trước thời kì của huyền thoại Maria Callas. Trong opera trước đó không hề xuất hiện từ Diva mà chỉ có Prima Donna - một từ mang ý nghĩa gần tương đương. Xuất phát điểm của Diva và Prima Donna từ tiếng Ý một lần nữa khẳng định nguồn gốc opera của thuật ngữ này, bởi Italia được xem cái nôi của opera và nghệ thuật hát cổ điển.
Giọng
soprano Maria Callas là nữ ca
sĩ đầu tiên được đặt danh hiệu Diva
Hầu như chỉ tồn tại trong không gian nhà hát opera hơn là trong đời sống xã hội, Prima Donna có nghĩa đen là "đệ nhất quý bà" - chỉ các nữ ca sĩ opera hàng đầu - người đóng vai trò quan trọng nhất, là gương mặt “đinh” trong vở kịch hoặc opera. Các prima donna là những người được đóng vai chính, là cái tên được bảo chứng để lôi kéo khan giả đến nhà hát nên thường (tất nhiên, không bắt buộc) là giọng nữ cao - soprano. Thuật ngữ tương ứng cho nam (gần như luôn luôn là một giọng nam cao - tenor) là "Primo Uomo". Tuy nhiên Prima Donna mang nhiều ý nghĩa về vị thế của ca sĩ và sự xưng tụng của khán giả hơn là vai trò trong nhà hát như Primo Uomo.
Maria Callas là trường hợp đầu tiên được lăng xê bởi sự xuất hiện của bà vào đúng thời kỳ mà truyền hình, truyền thanh phát triển và truyền thông xuyên quốc gia bắt đầu nở rộ - khoảng những năm 50s - điều mà những nghệ sỹ opera tài năng trước đó không may mắn có.
Năm 1954, khán giả nhà hát Opera La Fenice (và sau đó là nhà hát La Scala) đã xưng tụng Callas là “La Divina - Nữ thần”. Vai diễn Norma trong vở opera cùng tên – một vai diễn cực kỳ khó suốt mấy chục năm chưa ai thể hiện thành công đã được Callas làm sống lại. Aria (khúc hát đơn trong opera) nổi tiếng nhất trong vở - “Casta Diva” (Nữ thần thánh thiện) – khiến khán giả “phát cuồng” và theo đó tiếng tăm của một Callas “La Divina” ngày một lan rộng. Điều này dẫn tới giả thuyết giới truyền thông bắt đầu sử dụng từ “Diva” dành cho bà, trước sự ảnh hưởng của Norma đối với công chúng thời kỳ đó.
Tháng 4 năm 1977, vào lúc cuối đời (Callas mất tháng 9 năm 1977) khi nhà báo Philippe Caloni của Đài phát thanh Pháp phỏng vấn Callas - bà bày tỏ: thậm chí chính bản thân bà còn không hề hiểu tại sao người ta lại thay thế Prima Donna bằng từ Diva và gọi bà là Diva. Callas biết về La Divina – danh hiệu bà được khán giả xưng tụng (giống như “La Stupenda” của Joan Sutherland, “La Superba” của Montserrat Caballé, La Fenomena của Bevery Sills,…), nhưng không hề biết về Diva. Từ đó có thể thấy, Diva là từ của giới truyền thông hơn là danh hiệu của công chúng trao tặng - điều mà rất nhiều người nhầm lẫn.
Thẩm định một Diva
Các giọng ca đình đám nhất thế giới nhạc Pop: Celine Dion, Whitney Houston, Mariah Carey...
Sau Thế chiến thứ 2, Diva chỉ những giọng ca hàng đầu đương thời, nổi tiếng và tài năng đang ở độ chín – thậm chí ngay cả khi còn rất trẻ, và có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng. Đó là các giọng ca opera cùng thời kỳ với Callas và những giọng ca nổi tiếng thập niên 50-60s như Renata Tebaldi, Joan Sutherland, Birgit Nilsson, Anita Cerquetti, Elisabeth Schwarzkopf, Montserrat Caballé,v.v… Bắt đầu từ thập niên 70s và bùng nổ vào những năm 90s, từ thế giới opera, Diva được sử dụng rộng rãi sang nhạc Jazz, nhạc Pop, từ Aretha Franklin đến Whitney Houston, Mariah Carey, Celine Dion…
Một số giọng ca nữ xuất sắc của thế hệ trước sau này cũng được xưng tụng là Diva, mặc dù họ nổi tiếng từ những năm 40s - 50s như huyền thoại Billie Holiday. Diva dần được hiểu như một danh hiệu cao quý đối với những nữ hoàng của mỗi dòng nhạc trong âm nhạc đại chúng ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa.
Sự tạo thành Diva chính là kết hợp của "tài năng nghệ sỹ", "sức mạnh truyền thông", “hào quang sân khấu” và "sự ngưỡng mộ của công chúng". Bốn yếu tố này gặp nhau sẽ tạo ra xu hướng nổi bật của âm nhạc đương thời.
Diva có là mỹ từ?
Sức hút của nghệ sỹ với công chúng khiến nghệ sỹ có vị trí tối thượng, vượt qua cả những người có vai trò quan trọng hơn là nhà sản xuất âm nhạc, chỉ huy hay nhạc sĩ... Nhìn lại lịch sử ra đời, Diva đã không chỉ là những nữ ca sĩ có tài năng xuất chúng và đạt phong độ đỉnh cao. Diva còn có hàm ý thể hiện những thói đỏng đảnh và nữ tính kiểu ngôi sao, đi kèm với nó là sự đồng bóng, khó chiều, sự khác thường của người nghệ sỹ có tính cách cực đoan - hoặc vì sức ép tâm lý của sự nổi tiếng hoặc vì sự chăm sóc thái quá của truyền thông, sự cưng chiều của người hâm mộ.
Các gương mặt đình đám của nhạc Việt
Và vì thế, Diva cho sắc thái ý nghĩa như là "một ca sĩ xuất sắc, tính cách đồng bóng kiểu ngôi sao, có nhiều tính nữ" – chứ hoàn toàn không phải là một mỹ từ đơn thuần ám chỉ những giọng ca đẹp hay một nữ hoàng âm nhạc có phẩm cách, có tài năng xuất chúng và thời gian cống hiến lâu dài.
Với sự biến đổi không ngừng của văn hóa âm nhạc đại chúng và nền công nghiệp showbiz, “Diva” đã trở thành từ có ý nghĩa rộng và phức tạp hơn so với việc chỉ “nữ danh ca”. Và sự quan tâm của đông đảo độc giả tham gia sôi nổi vào câu chuyện “Diva” đã chứng tỏ đề tài này vẫn luôn hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nghệ sỹ, giới truyền thông cũng như công chúng yêu nhạc.
Hồ Hương Giang