Trước đây, người dân ngụ ở ấp Xẻo Kè A phải đốt đèn dầu thắp sáng, đường đất thì lầy lội, đời sống của người dân rất cơ cực. Từ khi điện lưới quốc gia kéo về đây khiến cuộc sống của người dân Xẻo Kè A “bừng sáng”, nhiều gia đình sắm ti vi, tủ lạnh, máy lạnh, quạt máy không thưa gì dân thành phố.
Từ khi có điện đến nay, những tuyến đường liên ấp, liên xã ở Thạnh Yên được đổ bê tông rộng rãi và sáng đèn hàng đêm. Các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang, kiên cố, giúp đời sống người dân từng bước được cải thiện, khá hơn thấy rõ rệt.
Từ khi điện lưới quốc gia kéo về đây khiến cuộc sống của người dân Xẻo Kè A “bừng sáng”, nhiều gia đình sắm ti vi, tủ lạnh, máy lạnh, quạt máy không thưa gì dân thành phố. |
Ông Trần Thanh Cường - Chủ tịch UBND xã Thạnh Yên - chia sẻ, từ khi có điện lưới quốc gia, ngoài phát triển nông nghiệp, xã Thạnh Yên còn chú trọng phát các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cụ thể, toàn xã hiện có hơn 50 cơ sở tiểu thủ công nghiệp như sản xuất nước đá, nước uống đóng chai, sửa chữa cơ khí, tăng 30 cơ sở so năm 2010. Toàn xã còn có 480 cơ sở sản xuất kinh doanh khác, tăng 123 cơ sở so năm 2011, góp phần giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động tại địa phương.
Khi có điện lưới quốc gia, cánh đồng hơn 206 ha của Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Thuận Phát, xã Thuận Hòa, huyện Giồng Riềng nhộn nhịp tiếng máy bơm, máy gặt đập liên hợp và năng suất lúa cao hơn hẳn. Nhiều nông dân ở đây nói rằng, trước đây ruộng đồng thường bị lún, nước sâu không thể cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, hiện nay nhờ trạm bơm điện, việc tưới tiêu đồng ruộng đều dễ như lật sấp ngửa bàn tay.
Trên cánh đồng của Hợp tác xã Tân Thuận Phát, trước đây mỗi hộ có một máy bơm chạy dầu và bà con phải thức canh bơm nước từ 15 - 18 ngày/vụ, chi phí hao tốn từ 40 - 50 lít dầu/vụ/ha. Nay chỉ đóng khoảng 100.000 đồng tiền điện/vụ/ha cho trạm bơm nước, mọi người không còn mất nhiều công, chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận lại tăng.
Điện lưới quốc gia không chỉ giúp người nông dân ở Kiên Giang trong việc sản xuất nông nghiệp, mở mang thêm nghề thủ công mà còn thúc đẩy người dân nuôi nuôi tôm công nghiệp. Nhờ đó cuộc sống ngày càng thịnh vượng, đủ đầy.
Văn Bắc