Washington đã tốn 3 năm để đạt được thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh, nhằm giảm đáng kể thiệt hại của việc thặng dư thương mại quá mức của Trung Quốc đối với tăng trưởng kinh tế, vấn đề tạo việc làm và sản lượng sản xuất của nước Mỹ. Qua đó, chính quyền Trump đã chấm dứt tình cảnh Mỹ thua lỗ hàng ngàn tỷ USD, nợ nước ngoài tăng vọt và tài sản trí tuệ Mỹ bị buộc phải chuyển giao đã kéo dài nhiều thập kỷ qua.

Tiến triển thương mại với Trung Quốc là một tin tốt. Việc nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể sẽ ký thỏa thuận thương mại bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong chưa đầy một tháng nữa, sẽ là một trong những trang sáng nhất trong mối quan hệ giữa Mỹ-Trung.

{keywords}
Thương chiến Mỹ-EU đang nhen nhúm

Tuy nhiên, vấn đề thương mại chính hiện nay với Mỹ lại là về EU. Dù Mỹ là đồng minh và là bạn của EU, nhưng giới truyền thông EU đang liên tục dè bỉu lẫn công kích Washington, vì bất cứ lý do gì theo nghĩa đen. Bởi họ đang rất tức giận, khi tổ trọng tài thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ‘bật đèn xanh’ cho Mỹ áp dụng các mức thuế quan nhằm vào các khoản trợ cấp của EU đối với các xí nghiệp sản xuất máy bay.

Và rõ ràng EU không thể chờ đợi việc trả đũa bằng các mức thuế của họ nhằm vào hàng hóa Mỹ, trừ việc phạt hàng tỷ Euro nhằm vào các tập đoàn công nghệ thông tin của Mỹ. Tờ CNBC đã nêu ra một số lý do khiến tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-EU sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.

Thứ nhất, các vấn đề an ninh, chính trị và kinh tế của Mỹ với Trung Quốc rất là rõ ràng. Trong khi đó, những vấn đề này của Mỹ với EU là hoàn toàn mịt mờ. Cụ thể, Mỹ đang phải đối mặt với một bức tường hải quan được thể chế hóa, và cần có sự đàm phán đồng thuận của 27 nước châu Âu (khi nước Anh sắp rời khối EU). Trong khi đó phía Trung Quốc lại rất linh hoạt, khi Chu tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người quyết định tất cả.

Thứ hai, thương mại Mỹ-EU khó khăn gấp bội so với Trung Quốc. Có một sự thâm hụt thương mại và cơ cấu lớn của Mỹ với EU bởi các mức thuế quan và hành vi thương mại sai lệch, và đó là các vấn đề đầu tiên khiến Washington phải chú ý. Ngoài ra, các chính sách kinh tế của EU cũng đang khiến nhiều thị trường ở châu Âu đi xuống, vốn là điểm đến của 25% hàng xuất khẩu từ Mỹ.

Cụ thể, những chính sách kinh tế của EU là kiên quyết từ chối ngân sách và nhiều nước thặng dư thương mại, nhằm kích thích nhu cầu nội địa. Bởi họ muốn kiếm được lợi nhuận từ việc xuất khẩu hàng sang Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.

{keywords}
Thăng dư thương mại EU-Mỹ năm 2018 lên tới 139 tỷ Euro (Màu xanh là kim ngạch xuất khẩu của EU sang Mỹ, màu đỏ là kim ngạch nhập khẩu) Ảnh: EC.Europa

Thứ ba, đầu tàu EU là nước Đức, lại là một trở ngại với Mỹ. CNBC cho rằng, Washington nên nhằm vào ngành công nghiệp sản xuất của Berlin với các thuế quan thương mại, hơn là nhằm vào các mặt hàng nông sản như rượu nho và phô mai. Bởi đánh thuế những mặt hàng này sẽ ảnh hưởng tới Pháp, Italia và Tây Ban Nha, những nước vốn đã là nạn nhân của các nước thặng dư thương mại trong EU khác.

Trên thực tế, nước Đức sẽ là tâm điểm của vòng đàm phán thương mại EU-Mỹ, bởi nước này không chỉ điều hành tăng thặng dư thương mại với Mỹ một cách có hệ thống, mà còn có thể gây ra thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ bằng cách ngăn chặn sự phát triển kinh tế của các thị trường châu Âu, vốn là nơi tiêu thụ 25% hàng hóa Mỹ xuất khẩu.

Bởi vậy, tờ CNBC trích nhận định của chuyên gia kinh tế Michael Ivanovitch cho rằng, nếu Mỹ muốn tiếp cận với EU về thương mại theo một cách cứng rắn và không khoan nhượng, thì cần phải có trình tự. Cụ thể, các đòn thuế quan của Washington nhằm vào Berlin sẽ có thể được các nước EU, vốn chịu kìm hãm bởi các chiến lược tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu của Berlin, hoan nghênh.

Tuấn Trần