Vậy làm thế nào để trở thành một “khách hàng thông thái” trong các giao dịch trực tuyến? Làm sao để biết một trang web nào đó là an toàn để thanh toán online? Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ các thông tin dưới đây nhé!
1. Chỉ thanh toán trực tuyến khi trình duyệt được mã hoá
Hãy đảm bảo rằng trình duyệt bạn đang sử dụng bắt đầu bằng HTTPS thay vì HTTP. Bởi vì chỉ có HTTPS mới đảm bảo rằng các thông tin của bạn được mã hoá và an toàn. Một số người dùng thường không để tâm hoặc không biết sự khác biệt giữa giao thức HTTP và HTTPS. Hiểu cụ thể thì HTTP là hệ thống truyền/nhận thông tin dưới dạng plain text – có nghĩa nó là thông tin thô và chưa được mã hóa, độ bảo mật thấp hơn giao thức HTTPS rất nhiều. Chính điều này khiến cho các hacker dễ dàng can thiệp vào quá trình truyền tải để đánh cắp, thậm chí là thay đổi nội dung dữ liệu để trục lợi cho mình. Nó tương tự như việc bạn gửi bưu phẩm nhưng không đóng gói hay niêm phong, bất kỳ ai cũng có thể mở ra xem bên trong có những gì.
Sai biệt chỉ một chữ “s” này khiến người nhiều không lưu tâm và gây ra rất nhiều tổn hại trong quá trình thanh toán bằng thẻ trên internet.
2. Hãy nghi ngờ những trang web không yêu cầu đăng nhập
Nhiều người dùng có thói quen chọn những trang thương mại điện tử không đòi hỏi đăng ký/đăng nhập vì thấy rườm rà, mất thời gian. Tuy nhiên chính thói quen này đã khiến cho thông tin cá nhân của bạn rất dễ bị đánh cắp do thiếu lớp bảo vệ sơ cấp nhất.
Bên cạnh đó, rất nhiều trang dịch vụ cung cấp hình thức thanh toán trực tuyến bằng thẻ nhưng lại không đầu tư vào hệ thống bảo mật đa lớp do không chú trọng khâu này, hoặc không muốn tiêu tốn nhiều tài nguyên mạng cũng như phí vận hành và bảo trì nó. Hậu quả là lớp bảo vệ lỏng lẻo khiến cho thông tin của khách hàng dễ dàng bị rò rì hoặc đánh cắp.
3. Chọn các trang web được trang bị tiêu chuẩn bảo mật mới nhất
Để tránh bị lừa đảo và yên tâm khi thanh toán trực tuyến, các khách hàng phải tìm hiểu kỹ mức độ uy tín của website mà mình tham gia giao dịch. Một trong những tiêu chí lựa chọn đó chính là các chứng chỉ về bảo mật do các tổ chức quốc tế hàng đầu chứng nhận, thường được thể hiện ở cuối trang web.
Một trong những tiêu chuẩn bảo mật cao nhất hiện nay đó chính là PCI DSS, được các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard, American Express... thiết lập và duy trì. Các đơn vị đạt chứng chỉ PCI DSS bên cạnh việc duy trì còn bắt buộc phải nâng cấp các tiêu chuẩn bảo mật của mình cao hơn qua mỗi năm. Các ông lớn về công nghệ như Google, Facebook hay các trang đặt vé máy bay, phòng khách sạn trực tuyến như Traveloka hiện nay đều không ngừng cải tiến, nâng cấp và tối ưu hoá hệ thống bảo mật của mình nhằm mang lại sự yên tâm tuyệt đối cho người dùng.
Các trang này sử dụng hệ thống mạng riêng tư, được bảo mật bởi giao thức mã hóa đa lớp SSL (HTTPS) 256-bit, tuân thủ 100% tiêu chuẩn bảo mật PCI cho toàn bộ trang web và ứng dụng di động. Thông tin cá nhân của bạn được mã hóa khi giao dịch qua HTTPS nên người ngoài không đọc trộm và chỉnh sửa được, kể cả khi bạn đang truy cập qua WiFi công cộng.
Các trang này không trực tiếp lưu trữ thông tin thẻ tín dụng của khách hàng mà thông qua CyberSource – nhà cung cấp dịch vụ quản lý giao dịch thanh toán trực tuyến thuộc hàng đầu thế giới (trực thuộc công ty thẻ VISA). Thông tin cá nhân của khách hàng luôn trong trạng thái bảo mật vì đã được mã hoá và cách ly dưới dạng ‘mã khoá token’ trên máy chủ CyberSource. Như trang Traveloka còn có hệ thống giám sát 24/7 nhằm kiểm soát và quản lý rủi ro khi khách hàng thanh toán, giúp ngăn chặn các trường hợp lừa đảo, gian lận.
Hy vọng với các thông tin kể trên, các bạn sẽ trang bị được cho mình những thông tin cần thiết để yên tâm tham gia giao dịch trực tuyến và thoải mái tận hưởng các tiện ích mà công nghệ hiện đại mang lại.
Theo GenK