- Bài “EVN:Cậu ấm hư hỏng và câu hỏi với Bộ Công thương”đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Rất nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Đau lòng vì “sản xuất trong nước bị bóp chết”TIN BÀI KHÁC:
Xe máy: Công và tội
Doanh nghiệp “tự cứu”, bằng cách nào?
Thay đổi giờ làm: bạn đọc góp ý kiến
Dân cứ kêu, giá điện cứ tăng?
“Yêu cho vọt” đối với “cậu ấm hư hỏng”
Email phongcongthuongtramtau.tt.yb@gmail.com viết: “ Bài báo rất hay, phù hợp với câu hỏi đặt ra bấy lâu nay của người tiêu dùng điện, tại sao giá điện tăng cao, tại sao hệ thống điện nông thôn không được ngành điện đầu tư, khi đầu tư cho vùng khó khăn thì họ kêu lỗ. Tại sao lại để EVN đầu tư ngoài ngành bằng việc tăng giá điện làm khổ người tiêu dùng. Họ chẳng lỗ tí nào, vì họ nợ 31000 tỉ để đầu tư ngoài ngành 44.584 tỉ đồng thì sao gọi là lỗ được. Tôi ủng hộ quan điểm của bài báo, cần xem xét cải tổ lại EVN, cần xóa bỏ độc quyền vì "lợi ích nhóm" như bài báo đã nêu.”
Email van@yahoo.com.vn bày tỏ: “ Tôi đồng tình với cách nhìn nhận vấn đề mà tác giả đưa ra về việc cần thiết phải có sự nhanh chóng thực hiện việc tái cơ cấu đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay và đặc biệt là các doanh nghiệp mang tính độc quyền cao như EVN. Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề và thực hiện có hiệu quả thì Nhà nước phải có thái độ cứng rắn và dứt khoát.”
Ảnh minh hoa |
Đây là ý kiến của email k19chgt@gmail.com: “Tôi ủng hộ ý kiến nên xem xét lại có thật nguồn cơn độc quyền kinh doanh đã biến doanh nghiệp này thành một "cậu ấm hư hỏng", và cần được cải hóa một cách mạnh mẽ, chẳng hạn đưa EVN vào danh sách ưu tiên cải tổ về cơ chế kinh doanh, bộ máy hoạt động và cả con người lãnh đạo, cắt những tình trạng đầu tư ngoài ngành kéo dài với quy mô lớn gây thua lỗ sau đó toàn dân phải gánh chịu hậu quả. Đừng để EVN thành một VINASHIN thứ hai.”
Còn email lamnong@yahoo.com thì viết: “Còn độc quyền thì sẽ còn giá cả vô lý, cả điện và xăng dầu cũng vậy. Chính phủ cần có quyết định cứng rắn trong việc đầu tư ra ngoài ngành đối với tất cả các doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào lĩnh vực chính để tạo ra sức mạnh khi thị trường mở cửa cho doanh nghệp nước ngoài, nếu cứ dàn trải ra, vừa lỗ, vừa yếu kém về tài chính thì cạnh tranh sao đươc.
Nếu có thể hãy cổ phần phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
“Cách cứu hay nhất cho EVN là nên bán bớt các công ty con của EVN để trả nợ như một cách "tái cấu trúc" vậy. Đồng thời cũng "tái cấu trúc" luôn bộ phận lãnh đạo để cho EVN thật sự khỏe mạnh”, đó là ý kiến của email romeo839044@yahoo.com.
Dưới góc nhìn khác, email hoainam1510@gmail.com viết: “Nếu giá điện bán thấp hơn giá thành là sự thực thì sao? Tư duy của mọi người miễn là mình trả tiền điện ít là tốt, nhưng thử phân tích xem:
1. Ai được hưởng lợi nhiều từ giá điện thấp: Nhà giàu
2. Giá điện tăng ảnh hưởng đến lạm phát: Đúng, nhưng ảnh hưởng đến mức nào so với thiệt hại khác? Ví dụ : Trong ngành xi măng nếu giá điện tăng lên đến 1% thì giá xi măng tăng lên 0.012% vì giá điện chỉ chiếm 12% giá thành của xi măng.
3. Nếu EVN vỡ nợ thì Nhà nước hay nói đúng là nhân dân phải trả. Nếu Nhà nước không phải trả nợ thì tiền đấy quay về phục vụ cộng đồng như giao thông , trường học v/v...
4. Nếu EVN bán điện dưới giá thành thì chính EVN vi phạm luật cạnh tranh vì bán hàng dưới giá thành.
5. Giá điện thấp sẽ lãng phí điện, ai cũng biết điện là nguồn năng lượng khác chuyển thành lấy đi rất nhiều tài nguyên quốc gia đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt. Ở nhiều quốc gia giàu có chương trình tiết kiệm năng lượng được đưa vào giáo dục từ trường phổ thông.
6. Nếu nhà nước bù lỗ giá điện tức là chính chúng ta tự bù lỗ cho chúng ta vì tiền của nhà nước cũng là tiền của nhân dân.
Vì thế, điện phải bán đúng giá thành và Nhà nước quản lý về giá.”
Chia sẻ quan điểm với nhận định trên, email trungnm2003@yahoo.com viết: “Ngành điện bị lỗ nhiều đến thế nguyên nhân chính là "mua đắt bán rẻ", vì:
1. Chính phủ yêu cầu EVN làm thế để thu hút đầu tư nước ngoài với tiêu chí giá nhân công và năng lượng rẻ.
2. Chính phủ yêu cầu EVN phải làm công ích cho xã hội, ví dụ: EVN đầu tư hàng trăm tỷ đồng kéo điện về vùng sâu, vùng xa để bán điện gía thấp cho vài trăm hộ dân.
3. EVN là nhà sản xuất và cung cấp điện độc quyền nhưng EVN không được độc quyền định giá bán buôn mặt hàng của mình một cách đúng giá trị thật của nó.
4. EVN là nhà sản xuất điện và EVN không sản xuất ra được than, dầu, đầu vào chính để sản xuất ra điện. Giá nguyên liệu đầu vào tăng nhưng giá nguyên liệu đầu ra không cho tăng, EVN phải trả giá.
Để xác định một cách tương đối về giá trị đích thực của 1kwh điện bằng cách tự sản xuất điện để phục vụ nhu cầu của mình, hãy mua một máy phát điện hiệu HONDA rồi mua xăng về phát điện (tôi bảo đảm sản xuất 1kwh như thế giá không dưới 3 ngàn đồng).
Hãy so sánh với giá điện bình quân mà EVN bán cho dân!”
“Con hư tại mẹ?”
Email hueminhtran11@yahoo.com.vn viết: “Bài viết đúng và hay. Một người dân thường như tôi cũng đoán biết vì sao Bộ Công thương lại dễ dàng đồng ý với đề xuất của ngành xăng dầu và ngành điện, trong lúc cuộc sống của hàng triệu người dân gặp khó khăn, trong khi lương của ngành điện và xăng dầu đang rất cao so với mức lượng bình quân của các ngành khác.”
Cùng cảm nhận như trên, email vanthanh@yahoo.com viết: “Bộ Công thương điều hành nhiều lĩnh vực của đất nước nhưng trong nhiều năm qua đã có biểu hiện làm lợi cục bộ cho một số nhóm người trong ngành điện và xăng dầu. Tôi đề nghị Nhà nước chỉ đạo Bộ Công an điều tra xem có các “công ty sân sau” của những người đó hay không?”
"Đứa con hư EVN", trách nhiệm chính thuộc về Bộ Công thương. EVN lỗ triền miên nhưng Bộ vẫn để lãnh đạo EVN ung dung tự tại và vẫn luôn kêu tăng giá điện để người dân gánh chịu hậu quả”, đó là ý kiến của email trungthanh@yahoo.com.
Bạn đọc Đặng Vương (IP address 113.22.14.219) đặt câu hỏi: “Theo bài viết của Viêt Lê Quân, Bộ Công thương cho EVN bán điện tăng hơn 2,2% so với quy định của Thủ tướng Chính phủ, như thế Bộ trưởng Bộ Công thương có làm trái thẩm quyền không?”
Bạn đọc Hàn Phi Tử Email hanphitu.doinay@gmail.com đề nghị: “Cậu ấm hư hỏng” cần được cải hóa một cách mạnh mẽ, chẳng hạn đưa EVN vào danh sách ưu tiên cải tổ về cơ chế kinh doanh, bộ máy hoạt động và cả con người lãnh đạo. Đề nghị Chính phủ cũng làm rõ trách nhiệm của Bộ Công thương. Có như thế, người dân mới có lòng tin với Chính phủ.”
Ban Bạn đọc