Ngày 15/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố một mốc thời gian nhanh hơn để rút lại các biện pháp kích thích mà họ đã triển khai để hỗ trợ nền kinh tế thông qua đại dịch COVID-19 khi lạm phát gia tăng.
Theo đó, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của FED, cho biết sẽ giảm lượng mua trái phiếu kho bạc hàng tháng và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp với tốc độ nhanh hơn so với mức đưa ra vào tháng 11/2021. Các quan chức FED cũng dự kiến ba lần tăng lãi suất vào năm 2022, đẩy nhanh thời gian dự kiến để tăng chi phí đi vay.
FED đã mua ít nhất 80 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp mỗi tháng kể từ tháng 3/2020 nhằm giữ cho chi phí đi vay ở mức thấp và thị trường tín dụng lưu thông. Tháng trước, FED cho biết sẽ giảm mua trái phiếu kho bạc 10 tỷ USD mỗi tháng và mua trái phiếu thế chấp 5 tỷ USD mỗi tháng với giá cả leo thang và thị trường lao động được tăng cường.
Theo lịch trình mới được đưa ra, FED sẽ giảm mua trái phiếu kho bạc 20 tỷ USD mỗi tháng và mua trái phiếu thế chấp 10 tỷ USD mỗi tháng. FED sẽ mua ít nhất 40 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 20 tỷ USD trái phiếu thế chấp mỗi tháng, nhưng cho biết có thể sẽ có sự điều chỉnh mạnh hơn đối với tốc độ mua trái phiếu trong năm.
FED được cho là sẽ tăng tốc độ điều chỉnh của mình sau cuộc họp kéo dài hai ngày của FOMC trong tuần này khi lạm phát cao hơn nhiều so với mức mà ngân hàng dự kiến hồi đầu năm. Lạm phát được đo bằng chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Bộ Thương mại không tính giá thực phẩm và năng lượng — thước đo tăng trưởng giá ưu tiên của FED — đã tăng 0,4% trong tháng 10/2021 và 4,1% hàng năm. Chỉ số PCE nói chung đã tăng 0,6% trong tháng 10/2021 và 5% hàng năm. FED đặt mục tiêu giữ tỷ lệ lạm phát cơ bản hàng năm ở mức trung bình 2% mỗi năm. Theo truyền thông Mỹ, FED đã không vào cuộc để hạ nhiệt lạm phát sớm hơn bằng cách tăng lãi suất hoặc rút lại các biện pháp kích thích, điều này cũng có khả năng làm chậm quá trình phục hồi sau đại dịch.
Chủ tịch FED Jerome Powell (Ảnh: Getty)
Mặc dù vậy, hầu hết các quan chức FED đều cho biết thị trường việc làm đủ mạnh và lạm phát đã tăng đủ cao để bắt đầu kéo lại kích thích đã thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ. FED giữ nguyên mức lãi suất cơ bản từ 0% đến 0,25%, mức được thiết lập trong bối cảnh đại dịch bùng phát vào tháng 3/2020. Trong khi FED chưa thông báo khi nào sẽ tăng lãi suất, các thành viên FOMC kỳ vọng ngân hàng sẽ bắt đầu tăng chi phí đi vay sớm hơn so với đã làm vào tháng 9/2021. Mười trong số 18 thành viên của FOMC dự kiến FED sẽ tăng lãi suất ba lần vào năm 2022, đưa phạm vi lãi suất cơ bản lên 0,75-1%. Năm thành viên dự kiến hai lần tăng lãi suất, hai thành viên dự kiến bốn lần tăng lãi suất và một thành viên dự kiến chỉ một lần tăng lãi suất vào năm 2022.
Ngay sau khi FED công bố quyết định về kế hoạch tăng lãi suất trong năm 2022 và một mốc thời gian nhanh hơn để rút lại các biện pháp kích thích kinh tế, các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đồng loạt tăng điểm. Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,29% lên 35.646,5 điểm, chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 0,31% lên 4.648,6 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 0,09% lên 15.251,62 điểm.
(Theo VTV)
Lãi suất tiết kiệm đồng loạt tăng, nhà giàu mang 100 tỷ gửi ngân hàng
Bước sang tháng 12, một số ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Lãi suất tiết kiệm cao nhất hiện nay là 7,1%/năm, thuộc về Techcombank, nhưng chỉ dành cho khách có 999 tỷ đồng trở lên và gửi 12 tháng, lĩnh cuối kỳ.