- Sống ở nhà chồng tôi phát điên lên vì những bài giáo huấn của mẹ chồng: phải biết tiết kiệm, chắt bóp, chịu khó lao động. Từ cái bọc nilon, miếng giấy đến cái bao xi măng nhặt ngoài đường cũng được bà thu lượm lại bán ve chai.
TIN BÀI KHÁC:
Dâu nghèo vẫn phải cấp tiền cho mẹ chồng chơi tam cúc
Con cảm ơn mẹ, mẹ chồng của con!
Kịch bản mẹ chồng dày công dàn dựng
Chồng tôi: đêm “nghe lời” vợ, ngày “vâng lời” mẹ
Mẹ chồng là mẹ của con!
Với tôi, chuyện làm dâu "nhẹ tựa lông hồng"
Tôi từng đố kị với tình cảm mẹ dành cho con dâu
Tôi yêu mẹ chồng như mẹ đẻ
Có mẹ chồng hiện đại: khổ hay sướng?
Mẹ chồng ghen với con dâu
Con cảm ơn mẹ, mẹ chồng của con!
Kịch bản mẹ chồng dày công dàn dựng
Chồng tôi: đêm “nghe lời” vợ, ngày “vâng lời” mẹ
Mẹ chồng là mẹ của con!
Với tôi, chuyện làm dâu "nhẹ tựa lông hồng"
Tôi từng đố kị với tình cảm mẹ dành cho con dâu
Tôi yêu mẹ chồng như mẹ đẻ
Có mẹ chồng hiện đại: khổ hay sướng?
Mẹ chồng ghen với con dâu
Ngày quen anh, tôi không dám lên nhà anh. Tôi sợ anh đông anh em, sợ làm dâu, sợ nhà anh nghề nông, quê mùa vất vả. Tôi đã muốn từ bỏ nhưng nhờ được ba mẹ động viên, ba mẹ nói sẽ lo nhà cửa tiền bạc, sẽ bắt anh ở rể, tôi sẽ không phải làm dâu…
Cưới xong được một năm thì công việc làm ăn của ba mẹ tôi không tốt, bị người ta quỵt nợ, lâm vào cảnh khó khăn. Viễn cảnh tuyệt vời tôi vẽ ra trước khi cưới tan thành mây khói. Tôi ôm bụng bầu 6 tháng về nhà chồng trong nỗi bi quan, tự ti và mặc cảm.
gioi thieu |
Sống ở nhà chồng tôi phát điên lên vì những bài giáo huấn của mẹ chồng: phải biết tiết kiệm, chắt bóp, chịu khó lao động...Từ cái bọc nilon, miếng giấy…đến cái bao xi măng nhặt ngoài đường cũng được bà thu lượm lại bán ve chai. Bữa ăn chỉ có đĩa rau luộc to, tập tàng con cá con cua, bữa nào nhìn thấy miếng thịt thì đó là ngày lễ tết.
Ôm bụng bầu đã mệt nhọc, gặp mẹ chồng ngồi đâu là bà lại rên rỉ đau đớn vì tuổi già mà còn phải vất vả chăn nuôi. Tôi đã muốn cáu lên mà bảo: “Tuổi già sức yếu thì mẹ nghỉ đi cho khỏe, việc gì phải cắm đầu sáng tối làm chi cho mệt mỏi sinh bệnh rồi rên rỉ hoài”.
Bất đắc dĩ lắm mới phải ở đây, tôi chỉ mong mình được ra ở riêng. Tôi từ một người coi tiền bạc như lá mùa thu, nay một đồng cầm trong tay cũng khó, chồng tôi theo tính mẹ cầm tiền cũng tằn tiện chi tiêu. Những tháng ngày mang thai tôi đã khóc thật nhiều.
Ngày sinh con, tôi cũng phải chi bao nhiêu khoản. Tôi đã tiêu hết tiền, mà tiền tôi có cũng từ việc bán trang sức thời con gái của mình đến tiền bạn bè cho khi sinh con. Tháng ngày ở cữ là những chuỗi ngày tôi cho là ăn bám.
Nhưng cũng từ những tháng ngày sống ở nhà chồng không một đồng đó, tôi mới dần quan sát và tiếp thu được các bài giáo huấn của mẹ chồng. Nhà chồng tôi có thời kỳ đã xảy ra các biến cố liên tiếp: anh chồng gây tai nạn, chị chồng bị khối u phải mổ, rồi chồng tôi cũng từng bị tai nạn...Dù có tốn chi phí vài chục đến vài trăm triệu mẹ chồng cũng có sẵn tiền bạc để lo. Mẹ đã nói với tôi: đồng tiền mà mẹ chắt bóp luôn là để phòng lúc gian nan khốn khó như này. Mẹ bây giờ vẫn làm việc là để làm gương lao động cho các con, còn mẹ có khó thì chẳng qua tính của người già và tính lo xa.
Có thể tôi không đồng tình với nhiều cách suy nghĩ của mẹ chồng nhưng điều tôi học được từ mẹ là tính tiết kiệm. Nay vợ chồng tôi cũng tự mua được nhà cửa riêng. Nhưng chúng tôi vẫn thích ở với mẹ, còn nhiều điều
tôi phải học ở mẹ chồng.
Ôm bụng bầu đã mệt nhọc, gặp mẹ chồng ngồi đâu là bà lại rên rỉ đau đớn vì tuổi già mà còn phải vất vả chăn nuôi. Tôi đã muốn cáu lên mà bảo: “Tuổi già sức yếu thì mẹ nghỉ đi cho khỏe, việc gì phải cắm đầu sáng tối làm chi cho mệt mỏi sinh bệnh rồi rên rỉ hoài”.
Bất đắc dĩ lắm mới phải ở đây, tôi chỉ mong mình được ra ở riêng. Tôi từ một người coi tiền bạc như lá mùa thu, nay một đồng cầm trong tay cũng khó, chồng tôi theo tính mẹ cầm tiền cũng tằn tiện chi tiêu. Những tháng ngày mang thai tôi đã khóc thật nhiều.
Ngày sinh con, tôi cũng phải chi bao nhiêu khoản. Tôi đã tiêu hết tiền, mà tiền tôi có cũng từ việc bán trang sức thời con gái của mình đến tiền bạn bè cho khi sinh con. Tháng ngày ở cữ là những chuỗi ngày tôi cho là ăn bám.
Nhưng cũng từ những tháng ngày sống ở nhà chồng không một đồng đó, tôi mới dần quan sát và tiếp thu được các bài giáo huấn của mẹ chồng. Nhà chồng tôi có thời kỳ đã xảy ra các biến cố liên tiếp: anh chồng gây tai nạn, chị chồng bị khối u phải mổ, rồi chồng tôi cũng từng bị tai nạn...Dù có tốn chi phí vài chục đến vài trăm triệu mẹ chồng cũng có sẵn tiền bạc để lo. Mẹ đã nói với tôi: đồng tiền mà mẹ chắt bóp luôn là để phòng lúc gian nan khốn khó như này. Mẹ bây giờ vẫn làm việc là để làm gương lao động cho các con, còn mẹ có khó thì chẳng qua tính của người già và tính lo xa.
Có thể tôi không đồng tình với nhiều cách suy nghĩ của mẹ chồng nhưng điều tôi học được từ mẹ là tính tiết kiệm. Nay vợ chồng tôi cũng tự mua được nhà cửa riêng. Nhưng chúng tôi vẫn thích ở với mẹ, còn nhiều điều
tôi phải học ở mẹ chồng.
Hiền Vũ
Thể lệ tham dự cuộc thi viết về “Mẹ chồng nàng dâu thời hiện đại” Viết lại những ấm ức, giận hờn và yêu thương giữa mẹ chồng, nàng dâu và chia sẻ với câu chuyện đó với bạn đọc báo VietNamNet, nhận cơ hội trúng 1000.000 đ. Câu chuyện nên viết dưới 1000 từ, gửi về địa chỉ email: banbandoc@vietnamnet.vn hoặc báo VietNamNet, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia chủ đề: “Mẹ chồng nàng dâu thời hiện đại”. Bài viết của độc giả, ban biên tập có quyền cắt gọt cho phù hợp với hình thức của báo. Những bài viết cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết gửi tham dự chuyên mục. Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng. Thời gian nhận bài từ ngày 1/6/2012 đến hết ngày 30/7/2012. Mời bạn đọc tham gia gửi bài dự thi. Mời bạn đọc tham gia gửi bài viết dự thi. |