Giá vàng trong nước

Tới 14h30' ngày 15/4, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 47,800 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,500 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,500 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,320 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tính tới 8h30 sáng 15/4, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji vẫn niêm yết ở mức: 47,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,50 triệu đồng/lượng (bán ra), không đổi ở cả 2 chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên liền trước.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,57 triệu đồng/lượng (bán ra), không đổi ở cả 2 chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên giao dịch 14/4.

Giá vàng thế giới

Tới 8h30 sáng 15/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.724 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.756 USD/ounce.

Đêm 14/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.729 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.766 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay cao hơn 34,8% (446 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 47,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 600 ngàn đồng so với vàng trong nước.

Giá vàng thế giới tăng vọt lên đỉnh mới, cao nhất kể từ  tháng 11/2012 sau khi thị trường tài chính thế giới ổn định. Giới đầu tư tìm đến vàng trước một kịch bản được dự báo không thể khác là: vàng tăng giá.

Vàng thế giới tăng giá và đã nhanh chóng vượt lên trên ngưỡng 1.700 USD/ounce, đồng thời vượt qua cả đỉnh cao 1.727 USD/ounce ghi nhận vào tháng 11/2012.

Mặt hàng kim loại quý tăng giá trong bối cảnh các thị trường tài chính, chứng khoán thế giới tăng điểm trở lại khi mà dịch Covid-19 được dự báo sẽ lên đỉnh tại Mỹ trong vòng 1 tuần tới. Tình hình tại châu Âu cũng đã sáng sủa hơn.

Giới đầu tư ngay lập tức quay trở lại mua vàng với hàng loạt các dự báo cho rằng vàng sẽ tăng giá mạnh trong vòng vài năm tới khi mà một lượng tiền khổng lồ, trí giá cả chục ngàn tỷ USD được các nước đổ vào để vực dậy các nên kinh tế.

Lịch sử đã chứng minh sau mỗi một cuộc khủng hoảng vàng lại tăng giá mạnh bởi thế giới ngập chìm trong những nguồn tiền khổng lồ giá rẻ. Vàng được hỗ trợ bởi dòng tiền lãi suất thấp từ ngân hàng trung ương các nước.

Trong khoảng 2 tháng gần đây, hàng loạt NHTW các nước đã dồn dập thực hiện các biện pháp tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

{keywords}
Giá vàng hôm nay, tăng vọt lên đỉnh mới.

Trong tuần trước, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã công bố gói kích thích trị giá 2.300 tỷ USD, trong khi các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu nhất trí gói hỗ trợ trị giá 500 tỷ euro. Fed cũng tuyên bố sẽ “làm tất cả” để giải cứu kinh tế.

Gói kích thích của Fed nhằm bơm thanh khoản vào nền kinh tế Mỹ có xu hướng gây sức ép lên đồng USD, qua đó tác động tích cực lên giá vàng.

Tại châu Á, các TTCK ổn định trở lại sau khi Trung Quốc công bố số liệu thương mại cho thấy mức độ tệ hại thấp hơn khá nhiều so với dự báo. Theo đó, trong tháng 3, xuất khẩu của Trung Quốc chỉ giảm 6,6%, còn nhập khẩu giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức dự báo trên 10% của Bloomberg.

Dù vậy, sự thất thường của các TTCK trên thế giới vẫn còn bởi dịch bệnh vẫn chưa thể lường hết và tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp và nền kinh tế các nước vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 14/4 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 thêm khoảng 200-400 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Kết thúc phiên giao dịch 14/4, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 47,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,50 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 47,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,57 triệu đồng/lượng (bán ra).

V. Minh