(Nguồn hình: Freepik) |
Hiểu tại sao lời đề nghị bị rút lại
Sẽ là một sự lãng phí về thời gian và nguồn lực trong suốt thời gian tuyển dụng, và cũng chẳng ích lợi gì nếu rút lại lời đề nghị ứng viên nhận việc. Vì thế, các công ty sẽ không làm vậy trừ khi nó thực sự cần thiết. Khi lời mời được rút lại, thường sẽ rơi vào một trong các trường hợp sau:
Về phía công ty, vị trí công việc có thể không còn tồn tại hoặc bị hoãn vô thời hạn do các thay đổi ngoài dự kiến trong công ty. Có thể là vì khó khăn về tài chính, buộc phải cắt giảm số lượng nhân viên trong một bộ phận cụ thể, hoặc nhân viên cũ quyết định không rời đi.
Về phía ứng viên, ứng viên có thể làm điều gì đó sau khi đề nghị được đưa ra, khiến công ty phải suy nghĩ lại về việc đưa bạn vào vị trí dự định. Chẳng hạn:
Ứng viên không xác nhận vào email mời nhận việc và cũng không phản hồi cho bộ phận tuyển dụng. Khi đó, phía công ty sẽ đánh giá ứng viên này là một người thiếu tính tổ chức, có kỹ năng giao tiếp kém hoặc không nhiệt tình với công việc.
Hoặc ứng viên cũng nhận được đề nghị từ các công ty khác và cố thỏa thuận lại với mức lương cao hơn so với đàm phán ban đầu. Hoặc có thể từ thái độ thiếu chuyên nghiệp từ ứng viên, bao gồm cả những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội liên quan đến công ty. Hoặc trong quá trình kiểm tra lý lịch hoặc tham khảo từ mạng lưới tuyển dụng, phía công ty phát hiện ứng viên không trung thực về kỹ năng, kinh nghiệm hoặc học vấn.
Đáng buồn, thường nguyên nhân chính dẫn đến lời từ chối là từ các hành động của ứng viên. Tuy nhiên, cũng có lúc nhà tuyển dụng nhận được thông tin sai lệch, hoặc có sự phân biệt đối xử về giới (Ví dụ: xuất hiện ứng viên nam phù hợp hơn cho 1 vị trí “gai góc”, hoặc ngược lại).
(Nguồn hình: Freepik) |
Giảm nguy cơ bị rút lại lời mời nhận việc
Ngoài việc tránh các lỗi bên trên, các ứng viên còn có thể giảm thiểu rủi ro bằng thái độ chuyên nghiệp khi được phỏng vấn. Đây là những vấn đề nằm trong sự kiểm soát của ứng viên.
Không nói dối trong lý lịch
Ứng viên nên trung thực khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn, không nên làm “biến dạng” sự thật để khiến mình trông phù hợp với công việc hơn thực tế.
Có sai phạm trong quá trình làm việc? Từng gây ấn tượng xấu với công ty; ví dụ: như các bài đăng trên mạng xã hội nhận xét về dịch vụ mà công ty từng thực hiện? Những điều này liệu có thể khiến công ty ngừng đề nghị hợp tác khi phát hiện ra không? Ứng viên nên chuẩn bị tinh thần để nhắc đến nó trong cuộc phỏng vấn. Tốt hơn, ứng viên nên chủ động để các nhà tuyển dụng biết thông tin, kèm theo lời giải thích, hơn là để họ phát hiện khi kiểm tra và đối chiếu lý lịch.
Chuyên nghiệp nhưng chủ động
Ngoài ra, sau khi nhận được mail mời nhận việc, ứng viên nên mạnh dạn hỏi người trực tiếp phỏng vấn các thông tin sau nếu muốn chắc chắn: Bao giờ công ty cần bạn đến nhận việc và sắp xếp vị trí, thiết bị? Thư mời có thay cho một hợp đồng chính thức không? Trường hợp nếu gửi đi giấy mời nhận việc/ hợp đồng ký kết rồi mà lời đề nghị nhận việc bị rút lại thì công ty sẽ xử lý văn bản đó ra sao?
(Nguồn: CareerBuilder.vn)